Nước tiểu có bọt và mùi hôi là bị gì? Cách trị

Tác giả:
Ngày đăng:
12/6/2021
Danh mục:
Cẩm Nang Sức khỏe

  Nước tiểu có bọt và mùi hôi là bị gì? Cách trị sẽ là những chia sẻ mà bài viết muốn gửi đến cho mọi người, đặc biệt là những người không may gặp phải vấn đề này và có được hướng xử lý kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra sau này.

  Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng có bọt và mùi hôi ở nước tiểu, chúng ta hãy cùng lần lượt tìm hiểu điều gì dẫn đến các hiện tượng để từ đó đưa ra kết luận chung về tình trạng cũng như có được cách điều trị.

Nước tiểu có bọt là bị gì?

  Tình trạng này có thể gây nên bởi các vấn đề đến từ thói quen sinh hoạt hoặc biểu hiện của các bệnh lý về hệ tiết niệu hay mãn tính. Cụ thể như sau:

  - Do các yếu tố sinh hoạt:

  Một vài sản phẩm tẩy rửa và dùng trong nhà vệ sinh có thể xảy ra phản ứng với nước tiểu và tạo nên bọt. Để kiểm tra, bạn có thể lần lượt ngưng sử dụng và xem hiện tượng này có còn tiếp tục hay không, nếu như chúng chấm dứt thì bạn có thể yên tâm vì đó có thể là nguyên nhân gây ra bọt trong nước tiểu.

  Còn một trường hợp gây nên hiện tượng này là do bạn đã trữ quá nhiều nước tiểu. Lúc này, chúng sẽ gây áp lực lên bàng quang và có thể tạo lên một lực mạnh khiến cho dòng nước tiết ra trong cơ thể hình thành nên bọt, nhưng chúng sẽ mau chóng biến mất sau vài phút và đó cũng không phải là dấu hiệu của bệnh.

  - Thiếu nước:

  Khi bạn uống quá ít nước hoặc mất nước qua nhiều, thì trạng thái nước tiểu lúc này sẽ trở nên đặc và nhiều bọt hơn, có thể kèm theo mùi và màu đậm. Khi đó, bạn có thể bổ sung nước để xem hiện tượng lên bọt có còn xuất hiện nữa hay không.

  - Protein niệu:

  Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có bọt của nước tiểu bởi sự hiện diện quá mức của protein ở bên trong. Điều này có thể là do bạn bổ sung quá nhiều protein sau khi rèn luyện với cường độ cao hoặc có thể là dấu hiệu của vấn đề về thận, các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp hay tiểu đường.

  - Nhiễm trùng tiết niệu:

  Tình trạng này cũng có thể là tác nhân gây nên bọt trong nước tiểu bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn vào trong bàng quang. Bên cạnh hiện tượng này, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đau, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và có thể kèm lẫn sợi máu bên trong.

Nước tiểu có mùi hôi là bị gì?

  Trong nước tiểu, thường sẽ có một mùi đặc trưng của amoniac hoặc không mùi do nước tiểu loãng. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình nhận thấy một mùi hôi khác thường bên trong và chúng cứ liên tiếp xuất hiện trong thời gian dài. Đó có thể là biểu hiện của các vấn đề sau đây:

  - Nhiễm trùng đường tiểu:

  Như đã đề cập, tình trạng này xảy ra do nhiễm khuẩn đường tiểu thông qua niệu đạo. Ngoài các triệu chứng tiểu ra bọt, tiểu đau và nước tiểu có màu đậm hoặc nâu do có máu, người bệnh có thể ngửi thấy một mùi hôi rất khó chịu cảnh báo cho các bất thường ở bên trong cơ thể.

  - Nhiễm nấm:

  Từ trước đến nay vẫn có rất nhiều vi sinh vật như nấm men tồn tại ở bên ngoài lẫn bên trong cơ thể của chúng ta, chẳng hạn như âm đạo. Nhưng khi chúng có cơ hội sinh sôi và phát triển quá mức, sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng ở bên trong thông qua các biểu hiện viêm nhiễm.

  Ở nữ giới, do âm đạo và niệu đạo giữ khoảng cách không xa nên các nấm men có thể lan sang và gây nên nhiễm trùng đường tiểu. Tương tự như tình trạng này, người nhiễm nấm còn có thể kèm theo các biểu hiện như ngứa, sưng đỏ âm hộ và tiết khí hư có mùi.

  - Bệnh qua đường tình dục:

  Nếu không cẩn thận trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong quan hệ tình dục, đều có nguy cơ mắc các bệnh lây qua tình dục. Trong đó, thường gặp nhất chính là các bệnh lý như lậu, viêm âm đạo gây nên bởi trùng roi hoặc Chlamydia và chúng có thể gây ra viêm nhiễm ở niệu đạo, kèm theo đó sẽ là các triệu chứng như tiểu ra mủ, máu hoặc có mùi hôi.

  - Sỏi thận:

  Các viên sỏi hình thành khi muối và các khoáng chất lắng đọng và tích tụ lại trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như hạt bụi và lớn như viên sỏi. Khi quá lớn, chúng có thể gây ra các cơn đau vô cùng dữ dội mỗi khi ma sát vào thận hoặc ống niệu đạo.

  Hiện tượng này sẽ làm tích tụ vi khuẩn và gây viêm nhiễm, đôi lúc có thể gây ra chảy máu, điều này sẽ làm cho nước tiểu có mùi rất hôi.

Cách trị nước tiểu có bọt và mùi hôi

  Khi phát hiện nước tiểu có bọt và mùi hôi, người bệnh có thể quan sát tình trạng và thay đổi một vài thói quen như nêu trên, nếu như thấy triệu chứng không có dấu hiệu biến mất, người bệnh cần phải tìm gặp bác sĩ có chuyên môn để được chẩn đoán và kiểm tra thông qua các xét nghiệm cần thiết.

  Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định lấy mẫu nước tiểu để xem các chỉ số và nồng độ của các chất tại bên trong. Đồng thời, người bệnh có thể được tiến hành lấy mẫu dịch hoặc các chỉ định khác liên quan đến thận và thu thập một số hình ảnh xét nghiệm như chụp MRI để đảm bảo người bệnh không có vấn đề gì về cấu trúc ở thận.

  Sau khi có kết quả để kiểm chứng suy đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn về phác đồ điều trị với người bẹnh. Đến lúc xác định tình trạng này gây nên bởi các bệnh lý viêm nhiễm, vấn đề ở thận hoặc do bệnh mãn tính, chuyên gia có thể tiến hành điều trị bằng công nghệ hiện đại kết hợp với việc kê đơn để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình hồi phục. Ngoài ra, chuyên gia có thể đưa ra một vài góp ý về việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh và hướng dẫn cách kiểm soát bệnh tại nhà. Qua đó, người bệnh sẽ có thể đẩy nhanh quá trình điều trị và hạn chế tái nhiễm hoặc bệnh trở nặng hơn.

  “Nước tiểu có bọt và mùi hôi là bị gì? Cách trị” là những thông tin mà bài viết muốn gửi đến cho mọi người. Hy vọng sẽ giúp mọi người có được hướng xử trí kịp thời khi gặp tình trạng này và tránh chần chừ để bỏ lỡ thời gian điều trị sớm nhất.

  Nếu còn thắc mắc nào về bài viết, hãy gọi ngay đến HOTLINE hoặc nhấp và nhắn vào TƯ VẤN để nhận được sự giải đáp từ chuyên gia.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.