10 Cách trị khó tiểu tại nhà ở nam và nữ giới hiệu quả
10 Cách trị khó tiểu tại nhà ở nam và nữ giới hiệu quả. Là thông tin sức khỏe dành riêng cho những ai đang gặp các vấn đề về tiểu tiện. Để có thêm những thông tin cụ thể, các bạn hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bí tiểu là gì ?
Là tình trạng người bệnh không thể đi tiểu được dù bàng quang đã chứa đầy nước tiểu hoặc có đi tiểu nhưng không làm rỗng được bàng quang. Tình trạng này khiến cho nhiều người bệnh rất muốn đi tiểu, bứt rứt và khó chịu, vùng bụng dưới căng tức. Bí tiểu ở nam và nữ giới chia thành 2 dạng: Bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính.

- Bí tiểu cấp tính: là tình trạng bí tiểu một cách đột ngột, người bệnh khi mắc phải tình trạng này muốn đi tiểu nhưng không đi được. Bí tiểu cấp tính thường biến chứng nhanh, nước tiểu không thoát được ra ngoài có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
- Bí tiểu mạn tính: là tình trạng người bệnh bí tiểu trong thời gian dài. Người bệnh có đi tiểu được nhưng không sạch hết nước ở trong bàng quang. Bàng quang không làm rỗng được và nước tiểu sẽ nhanh đầy gây ra tức bàng quang, việc nước tiểu còn sót lại trong bàng quang có thể sẽ dẫn đến viêm nhiễm bàng quang.
Bí tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu và một số bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới,...
Nguyên nhân gây ra bí tiểu
Bí tiểu là tình trạng mà bàng quang không được làm sạch sau mỗi lần đi tiểu hoặc thậm chí không thể tiểu dù bàng quang đã đầy nước. Tình trạng này có thể gặp ở nam và nữ nhưng cũng khá phổ biến ở nam giới ở độ tuổi ngoài 40. Nam giới thường sẽ có khả năng mắc chứng bí tiểu cao hơn phụ nữ gấp 10 lần.

Nguyên nhân khiến nam giới có nguy cơ mắc bí tiểu cao hơn nữ giới có thể là do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, điển hình như là phì đại và u xơ tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tình trạng bí tiểu này ở cả hai giới còn có một số nguyên nhân khác:
- Bệnh lý viêm bàng quang: Viêm bàng quang, sỏi hoặc dị vật bàng quang, ung thư bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,...
- Bệnh lý ở đường tiết niệu: Sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu và hẹp niệu đạo,...
- Các bệnh lý gây rối loạn hệ thần kinh trung ương: Alzheimer, Parkinson, u não,...
- Bàng quang co bóp chưa đủ mạnh do các chấn thương ở cột sống và có thể thành bàng quang bị chai do viêm bàng quang.
- Cơ vòng niệu đạo giãn nở chưa đủ rộng hoặc không giãn nở.
- Niệu đạo không thông suốt gây bít tắc đường tiểu dẫn đến khó tiểu
- Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chống rối loạn nhịp tim,... gây bí tiểu tạm thời.
- Nhịn tiểu thường xuyên
Cách chữa khó tiểu bằng thuốc nam tại nhà
Cách chữa bí tiểu dân gian là cách sử dụng các cây thuốc, lá thuốc nam để chữa bệnh. Dùng cây thuốc nam để chữa bí tiểu mang lại hiệu quả cao và cũng tương đối an toàn tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bí tiểu được ông bà ta sử dụng truyền lại đến ngày nay.
- Chữa bí tiểu bằng râu bắp
Râu bắp có vị ngọt, tính bình, công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị một số bệnh tiểu tiện không thông, tiểu rắt, tiểu ra máu, sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu. Râu bắp đặc biệt rất tốt cho người bệnh thận. Ngoài ra, râu bắp còn chứa nhiều vitamin và các chất vi lượng khác khá tốt cho sức khỏe tổng thể.

* Cách thực hiện:
Chuẩn bị 20g râu bắp, 20g mã đề, 30g bầu đất.
Rửa sạch 3 nguyên liệu trên cho vào nồi đun với 1 lít nước.
Khi sôi hạ lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 20 phút sau thì tắt bếp.
Chắt nước uống thay nước lọc và liên tục trong 10 ngày.
- Chữa bí tiểu từ trạch tả
Trạch tả có vị ngọt nhạt, tính hàn, quy vào các kinh thận và bàng quang. Trạch tả có công dụng lợi tiểu, thẩm thấp, thanh nhiệt và chữa các chứng bí tiểu, tiểu ít.

*Cách thực hiện:
Chuẩn bị 12g trạch tả, 40g mỗi vị (bạch long cốt, tang phiêu tiêu, xa tiền tử) và 80g cầu tích.
Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ratán thành bột mịn. Mỗi lần uống pha 8g thuốc với 1 ít rượu trắng ấm để tăng tác dụng của bài thuốc.
- Nước mía kết hợp với ngó sen trị bí tiểu
Nước mía có vị ngọt, tính mát, vào phế, vị có tác dụng giải nhiệt, giáng khí, lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, bổ máu tốt cho phụ nữ và trẻ em. Vì thế việc kết hợp hai nguyên liệu này trị bí tiểu rất hiệu quả.

*Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500g mía tươi và 100g nõn ngó sen tươi
- Mía tươi bóc vỏ, cắt khúc 3cm, ép lấy nước
- Nõn ngó sen bỏ đốt, cắt khúc và ép lấy nước.
- Trộn hai loại nước vào khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần.
Bài thuốc này có công hiệu thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trị bí tiểu kèm tiểu nóng, nước tiểu vàng.
Mong rằng những chia sẻ về nội dung bài viết: “10 Cách trị khó tiểu tại nhà ở nam và nữ giới hiệu quả” sẽ giúp cho các bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích cho sức khỏe và đời sống. Có thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua KHUNG CHAT phía dưới để được hỗ trợ thêm từ các chuyên gia. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.
Chúc bạn sức khỏe!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >>TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<