Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất?

Tác giả:
Ngày đăng:
4/12/2021
Danh mục:
Sức khỏe sinh sản

  Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất? Câu hỏi này luôn được đặt ra ở hầu hết gia đình sắp chào đón con nhỏ, bởi ai cũng hiểu được rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này hơn hết sẽ quyết định được sự phát triển cũng như sức khoẻ thai nhi. Đặc biệt, thời gian 3 tháng đầu thai kỳ còn được xem là giai đoạn quan trọng nhất, bởi đây cũng chính là lúc thai nhi từ một “mầm non” nhỏ đâm chồi và phát triển dần thành hình hài của đứa trẻ hiện lên qua màn hình siêu âm.

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò như thế nào?

  Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể nói là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ở tuần thứ 4, hệ thống thần kinh ở trẻ dần dần phát triển. Vào tuần thứ 6, não và tuỷ sống của trẻ dần xuất hiện, song song với sự hoàn thiện các cơ quan nội tạng, hệ thống tuần hoàn và tim của trẻ. Cho đến tuần 12, hầu hết các chi của thai nhi và ngũ quan của chúng đã có mặt trên cơ thể bé nhỏ này.

  Trong thời gian này, để có thể đạt được sự phát triển toàn diện nhất, thai nhi cần nhận được đầy đủ các dưỡng chất, nhất là các hoạt chất vi lượng cần thiết như canxi, sắt, axit folic, vitamin D… Nếu người mẹ không thể mang lại nguồn cung cấp đầy đủ về các dưỡng chất như trên thì có thể gây ra các ảnh hưởng không nhỏ về mặt thể chất đến thai nhi, nhẹ thì suy dinh dưỡng, thấp còi, nặng thì có thể khiến trẻ bị dị tật hoặc thậm chí là bị sảy thai.

  Thế nên, việc xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp trong thời gian mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu là vô cùng cần thiết nhằm giúp cho thai phụ có được một thai kỳ ổn định và mang đến sự phát triển tốt nhất đến cho con nhỏ.

Bầu 3 tháng đầu nên bổ sung các dưỡng chất gì là tốt nhất?

  ✤ Protein: Đóng vai trò quan trọng việc đảm bảo sự hình thành và phát triển của mô bào thai trong suốt quá trình. Hơn nữa, protein có mang đến lợi ích trong việc giúp tăng trưởng mô ngực và tử cung trong thai kỳ, tăng cường lượng máu sản sinh và đảm bảo cho sức khoẻ của thai phụ lẫn thai nhi. Vì thế, mẹ nên bổ sung các món chứa nhiều protein như thịt gà, nạc bò, nạc heo, cá, đậu, trứng, sữa… vào thực đơn với hàm lượng từ 85 - 90g protein/ ngày.

  ✤ Axit folic: Là nhân tố giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh dị tật ở ống thần kỳ hay nứt đốt sống ở bào thai. Có thể hấp thu hoạt chất này thông qua các loại rau xanh đậm như rau cải xanh, rau muống, ngũ cốc, thịt gia cầm… ngoài ra nếu cần thiết thì thai phụ có thể được bác sĩ đề nghị bổ sung hoạt chất này qua viên uống.

  ✤ Canxi và vitamin D: Là 2 chất đảm nhận chức năng to lớn trong việc hình thành hệ xương ở con trẻ. Mẹ có thể bổ sung canxi qua các loại thực phẩm như hải sản, rau xanh, đậu đỗ, trứng và tắm nắng ban sớm để gia tăng lượng vitamin D được cơ thể hấp thu.

  Sắt: Mỗi ngày thai phụ cần đến khoảng 36 - 40mg nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu hút máu. Các mẹ có thể cho vào thực đơn của mình các món chứa hàm lượng sắt cao như tim cật động vật, thịt đỏ, rau xanh và các loại hạt. Ngoài ra, nếu cần thiết thì thai phụ cũng sẽ được chỉ định bổ sung viên sắt dưới sự giám sát của bác sĩ.

  Vitamin A: Đa dạng trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá, gan động vật, củ quả màu vàng - đỏ;

  ✤ Vitamin C: Giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa nguy cơ cảm cúm ở mẹ, chúng có mặt nhiều trong các loại rau củ và hoa quả;

  Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, i-ốt, vitamin nhóm B, DHA/EPA cũng nên có mặt trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu thai 3 tháng.

Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì là tốt nhất?

  Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng phải chú ý hạn chế hấp thu các món ăn dưới đây nhằm tránh phát sinh các ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và cả thai nhi:

  ⎋ Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Các loại gà rán, pizza, khoai tây chiên và các món đóng hộp sẽ nhanh chóng làm mẹ bị tăng cân đồng thời dễ nhiễm phải bệnh lý cao huyết áp trong thời gian mang thai.

  ⎋ Gan: Mặc dù gan động vật có chứa nhiều vitamin A, nhưng hàm lượng này lại dễ vượt quá mức gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé nếu dùng nhiều. Ngoài ra, lượng cholesterol cao bên trong cũng là tác nhân dẫn đến các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp ở mẹ.

  ⎋ Đu đủ xanh, nhãn: Những quả nếu ăn nhiều sẽ làm cơ thể mẹ nóng trong, táo bón và gia tăng sự co thắt ở tử cung, hơn nữa còn có nguy cơ gây động thai, sảy thai hoặc sinh non rất nguy hiểm.

  Dù rằng rau xanh bao giờ cũng tốt cho hệ tiêu hoá ở chúng ta, nhất là tốt cho các thai phụ dễ táo bón. Tuy nhiên, một số rau như rau ngót, rau sam, ngải cứu hay rau răm không hoàn toàn phù hợp với thực đơn của mẹ trong lúc này. Bởi khi sử dụng với lượng vượt quá ngưỡng cho phép, thành phần bên trong của chúng có thể làm gia tăng tần suất co bóp ở tử cung, việc này sẽ có thể đe doạ đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi. Cùng với đó, các món ăn làm sẵn và bày bán bên ngoài như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, thịt hun khói, nem chua dù là món khoái khẩu của không ít mẹ nhưng thực chất chúng lại chứa rất nhiều vi khuẩn có hại nên có tính ngộ độc cao. Vì thế, nấu chín là việc làm cần thiết lúc này nếu như mẹ muốn sử dụng chúng. Mặt khác, mẹ cũng không nên dùng các loại đồ uống chứa thành phần gây kích thích hoặc có cồn, đồ uống có gas hoặc nhiều đường. Đặc biệt là không được dùng các loại sữa chưa qua tiệt trùng.

  Hy vọng những tổng hợp trên về chủ đề Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất đã giúp mọi người nắm rõ được các loại thực phẩm nên hoặc không nên cho bà bầu sử dụng, nhất là trong thời gian 3 tháng đầu khi thai kỳ còn yếu.

  Nếu còn thắc mắc nào khác, mọi người có thể tìm gặp chúng tôi qua KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.