Hình ảnh siêu âm thai 5,6,7 tuần tuổi
“Hình ảnh siêu âm thai 5,6,7 tuần tuổi” là điều mà các thai phụ sắp làm mẹ đặc biệt quan tâm vì muốn có được những hình ảnh đầu đời từ đứa con yêu của mình.
Vậy hình ảnh của thai nhi trong thời kỳ này là như thế nào? Có sự thay đổi ra sao so với trước đó? Người mẹ nên lưu ý điều gì khi ở những tuần thai này? Tất cả sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp qua bài viết sau.
Sự phát triển của bé khi ở tuần thứ 5
Đây là giai đoạn mà các bà mẹ bắt đầu cảm nhận được mình đang mang thai, tuy nhiên siêu âm trong thời điểm này lại không thể mang đến kết quả chuẩn đoán chính xác cho dù là siêu âm ở âm đạo hay qua bụng, vì thế các mẹ đừng nên vì quá mong chờ mà đi siêu âm sớm.

Vào tuần thứ 5, phôi thai dài khoảng 1,25mm và bước đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Đến ngày 29, nhịp tim trở nên ổn định khoảng 100 – 160 lần/ phút, giúp cho máu, oxy và chất dinh dưỡng được lưu thông cũng như quá trình trao đổi giữa mẹ và thai nhi qua dây rốn bước vào quỹ đạo hoạt động.
Lúc này, bé bắt đầu hình thành tay chân vào đầu tuần, ban đầu chúng có hình dạng hơi giống như mái chèo nhưng về say đã dần trở nên hoàn thiện. Vào trước đó khoảng một ngày, thận của bé đã nằm vào đúng chỗ để chờ đợi thời điểm đi vào hoạt động.
Vào giữa tuần, ngũ quan của bé dần được hình thành. Khi đó, phần đầu vẫn rất quá khổ so với cơ thể, mắt mũi vẫn còn là những hõm sâu, với hai tai là vết lõm ở hai bên đầu. Bộ phận sinh dục ngoài của bé cũng dần lộ ra sau đó, ruột và các mô phổi dần xuất hiện, các tuyến cũng như phần còn lại của não bộ, cơ và xương cũng được hình thành.
Đặc biệt là trong thời điểm này, não bộ của bé đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong 1 phút có đến 100 tế bào mới được hình thành, điều này khiến cho mẹ luôn cảm thấy đói và hãy bổ sung đủ năng lượng để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Những lợi ích khi siêu âm ở tuần thứ 6
Ngay khi bước vào tuần thứ 6, các mẹ bầu đã có thể thấy những hình ảnh của phôi thai trong bụng thông qua thiết bị siêu âm hiện đại.
Thông thường, nếu siêu âm qua bụng, chuyên gia sẽ yêu cầu mẹ uống nhiều nước trước đó khoảng 1 giờ, còn nếu siêu âm qua âm đạo, mẹ cần phải đi tiểu sạch để làm trống bàng quang trước khi siêu âm, qua đó sẽ giúp cho việc quan sát hình ảnh diễn ra rõ ràng hơn.

Siêu âm là một việc làm rất quan trọng, mỗi người mẹ đều nên thực hiện nó mang lại những lợi ích sau:
➣ Giúp khẳng định kết quả trước đó của que thử tại nhà.
➣ Xác định liệu mẹ có mang đa thai hay không, qua đó bổ sung đủ lượng dinh dưỡng với chuẩn bị tâm lý khi sinh.
➣ Giúp xác định ngày thụ thai để dự đoán ngày sinh.
➣ Phát hiện nguyên nhân đứng sau những cơn đau, những hiện tượng bất thường cảnh báo bệnh lý phụ khoa nếu có.
➣ Phát hiện sớm nguy cơ thai ngoài tử cung; hiện tượng bóc tách túi thai, túi nhỏ hoặc không đều… để từ đó có được phương án xử lý phù hợp.

➣ Hình dung rõ hơn về quá trình tăng trưởng của em bé.
Ở giai đoạn này, bé thường chỉ nằm yên trong bụng nhưng đôi lúc sẽ có những chuyển động nhẹ. Sau khi nhận được kết quả siêu âm, người mẹ có thể yên tâm hơn nếu như tình trạng bé vẫn ổn định.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn có nhiều biến động và rất dễ xảy ra bị sảy thai, vì thế các mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, đừng nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ sản khoa của mình ngay.
Tuần 7 là khoảng thời gian vàng ở ba tháng đầu của trẻ
Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghén sẽ diễn ra thường xuyên và dễ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi.
Ở tuần này, trẻ đã phát triển rõ rệt hơn trước:
- Từ những ngón có màng, trẻ sẽ dần hình thành các ngón tay và chân.
- Phần xương cụt ở hông sẽ nhỏ lại và biến mất trong vài tuần kế.
- Các tế bào thần kinh sẽ phát triển để hình thành nên hệ thần kinh sơ khởi.
- Các nội tạng bên trong cơ thể cũng bắt đầu phát triển.
- Ống thở đã được hình thành, chúng kéo dài từ cổ đến các nhánh nhỏ nằm bên trong phổi.

Kích thước của thai đã to hơn, dao động từ 1 ~ 1,5 cm (trung bình khoảng 1,3 cm), với hình dạng tương tự một quả mâm xôi. Đồng thời, khi đó các mẹ cũng sẽ tự cảm nhận được tim thai hoặc có thể đếm nhịp đập thông qua siêu âm.
Mẹ bầu nên làm gì bước vào tuần thứ 7 khi mang thai?
Có thể nói, đây là thời điểm tràn đầy thử thách mà người mẹ phải cố gắng vượt qua.
Để chuẩn bị bước vào giai đoạn ổn định hơn, người mẹ cần tích cực hơn trong việc quan tâm đến các mặt sức khoẻ, tâm lý cũng như nghỉ ngơi, ăn uống:
❥ Tăng cường bổ sung chất sắt thông qua các thực phẩm như thịt bò, thịt nạc, củ dền, rau xanh đậm…

❥ Để kích thích hệ thần kinh của trẻ hoạt động tốt hơn, nên bổ sung những hạt như hướng dương, lạc, hạnh nhân, trái cây như cam quýt…
❥ Chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày để giảm triệu chứng nghén, có thể tránh những thức ăn có mùi tanh như hải sản để làm giảm cảm giác buồn nôn.
❥ Uống đủ 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày để không bị táo bón.

❥ Vận động nhẹ bằng cách tập yoga, đi bộ mỗi ngày để duy trì thể lực và sức khoẻ cho mẹ.
Qua bài viết “Hình ảnh siêu âm thai 5,6,7 tuần tuổi”, mong rằng các mẹ có thể trang bị đầy đủ hơn những kiến thức cần thiết trong giai đoạn mang thai để sẵn sàng chào đón đứa con yêu khoẻ mạnh của mình trong những tuần sắp tới.
Mọi thắc mắc có liên quan đến bài viết, hãy có thể liên hệ đến HOTLINE hoặc gửi lời nhắn đến KHUNG CHAT, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp và hỗ trợ ngay cho bạn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<