Stress gây chậm kinh bao lâu sẽ hết?

Tác giả:
Ngày đăng:
3/7/2022
Danh mục:
Phòng khám đa khoa

Stress gây chậm kinh bao lâu sẽ hết? Đây là tình trạng phổ biến nhiều chị em gặp phải. Nhưng còn khá chủ quan và e ngại trong việc thăm khám để có hướng điều trị, khắc phục sớm. Trên thực tế, trễ kinh do stress kéo dài còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và vô sinh – hiếm muộn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến cho chị em những kiến thức hữu ích để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân khi gặp phải trường hợp này.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị stress

Để điều trị kinh nguyệt không đều do stress, trước hết bạn cần biết mình có đang bị stress hay không. Stress là một tình trạng tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Cụ thể trong các trường hợp, quá nhiều yêu cầu, áp lực ở trường, nơi làm việc hoặc sự mất mát của một người thân yêu có thể gây ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, cảm xúc, tâm sinh lý.

Những người bị stress mãn tính có thể nhận thấy rằng họ không thể xử lý các công việc hàng ngày, bị hạn chế hoặc không kiểm soát được hướng đi trong cuộc sống của họ, hoặc dễ tức giận hoặc cáu kỉnh.

Khi bị stress nặng, chị em thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoang mang, lo lắng, dễ nổi nóng,... Tình trạng này cũng thường khiến bạn cảm thấy đau mỏi vai gáy, đau lưng, tức ngực, buồn nôn và ăn uống thất thường. Nếu không chủ động phòng ngừa và có giải pháp để giảm bớt căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến trễ kinh hoặc có kinh sớm ở nữ giới.

Tại sao stress làm chậm chu kì kinh nguyệt?

Stress có thể gây ra một số hiện tượng dưới đây làm chậm trễ chu kỳ kinh nguyệt của chị em:

• Phá vỡ insulin: Stress có thể làm tăng nồng độ cortisol và phá vỡ lượng đường trong máu, có thể dẫn đến quá trình rụng trứng bị gián đoạn và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

• Giảm mức progesterone: Stress kéo dài làm giảm lượng progesterone trong cơ thể. Sự thiếu hụt progesterone không chỉ có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn mà còn có thể khiến bạn khó thụ thai.

• Trì hoãn rụng trứng: Nếu bạn bị căng thẳng nhiều trong thời kỳ rụng trứng, nó có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu và trì hoãn hoặc thậm chí ngăn cản quá trình rụng trứng.

• Mất cân bằng nội tiết tố: Mệt mỏi và lo lắng sau khi rụng trứng cũng có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kinh nguyệt, màu sắc, mùi. Khi nội tiết tố bị suy giảm, máu kinh thường chuyển sang màu nâu đen và có xu hướng vón cục. Sự sụt giảm hormone cũng có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.

Stress gây chậm kinh bao lâu sẽ hết

Thực tế cho thấy, thời gian trễ kinh phụ thuộc vào cơ địa và mức độ stress của từng người. Nếu tình trạng căng thẳng chỉ ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn, sẽ gây chậm trễ kinh nguyệt trong vài ngày đến một tuần. Ngược lại, nếu stress nặng gây lo âu, mệt mỏi và suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra tình trạng nhiều tháng liền vô kinh.

Bên cạnh đó trong trường hợp trễ kinh kéo dài hơn 1 – 2 tuần, bạn nên xem xét đến các khả năng khác như mang thai, tác dụng phụ của thuốc và các vấn đề bệnh lý phụ khoa. Tốt hơn hết, chị em nên tìm gặp bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định chính xác vấn đề bản thân đang gặp phải.

Cách cải thiện và phòng ngừa stress gây chậm kinh

Giữ cho tinh thần được sảng khoái

Khi bị stress và lo lắng quá mức, bạn nên chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh để nhận được lời khuyên hữu ích. Thay vì dồn nén cảm xúc tiêu cực, bạn nên tham gia các hoạt động lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, du lịch, dã ngoại,... cũng có thể giải tỏa căng thẳng, lo âu và giúp bạn ngừng suy nghĩ quá nhiều.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm stress. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin tạo cảm giác thoải mái, thư giãn đồng thời làm giảm các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh đáng kể.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Nên tăng cường bổ sung các loại rau, nấm và trái cây tươi. Hạn chế cà phê, trà có chứa caffein, rượu, thuốc lá, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị cay. Chế độ ăn cần vừa phải và đủ chất, tránh ăn quá no hoặc chán ăn. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chị em ổn định kinh nguyệt, giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả.

Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya:

Tránh làm việc quá 8 tiếng mỗi ngày để giảm lượng hormone căng thẳng và ổn định hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra, nên tăng cường vận động để giảm bớt căng thẳng và điều hòa kinh nguyệt.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ “Stress gây chậm kinh bao lâu sẽ hết?” và nắm bắt được các biện pháp ngăn ngừa – cải thiện tình trạng chậm kinh do stress hiệu quả. Nếu còn vấn đề thắc mắc không rõ, hãy liên hệ với chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm của Phòng khám Đa khoa Nam Việt qua HOTLINE hoặc KHUNG CHAT để được tư vấn tốt nhất.

Cùng tìm hiểu các thông tin sức khỏe hữu ích khác tại Website chính thức https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

Phòng khám Đa khoa Nam Việt

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline trả lời miễn phí: 0286 2857 515

Tư vấn online bấm >>TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.