Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Phòng tránh và Thuốc điều trị

Tác giả:
Ngày đăng:
8/2/2021
Danh mục:
BỆNH DA LIỄU

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt cách phòng tránh và thuốc điều trị tổng hợp đầy đủ nhất những thông tin sẽ được các chuyên gia cung cấp trong bài viết sau. Quý đọc giả quan tâm mời theo dõi.

Ảnh hưởng của viêm da tiếp xúc ở mặt cần biết

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt không đơn giản chỉ là bệnh lý về da bình thường, bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Dưới đây là một số ảnh hưởng điển hình có thể thấy như:

Ngứa ngáy, mất thẩm mỹ da: Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ da gây tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.

Nhiễm trùng da: Các cơn ngứa ngáy khiến người bệnh vô tình cào gãi dấn đến tình trạng lở loét, chảy máu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nặng hơn có thể gây bội nhiễm, hoại tử.

Để lại thâm sẹo, da không đều màu trên mặt: Do da mặt khá mỏng và khá nhạy cảm. Nên nếu các thương tổn không được xử lý đúng cách và kỹ càng, rất dễ gây tổn thương nghiêm trọng và để lại thâm sẹo trên da vĩnh viễn về sau.

XEM THÊM:

5 Thuốc bôi viêm da tiếp xúc HIỆU QUẢ nhất

Viêm da tiếp xúc có lây không và nguy hiểm không

Bệnh hạt cơm là gì: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách trị

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có thể tham khảo một số loại thuốc sau, để khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra, cụ thể như:

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid

Thuốc bôi chứa corticoid thường được chỉ định sử dụng khi vùng da thương tổn đã đóng vảy, khô lại và nứt nẻ. Khi bôi thuốc Corticoid vào sẽ có tác dụng chống viêm, giảm ngứa rát, đau nhức,....Một số loại thuốc bôi có chứa corticoid thường gặp sử dụng như: Diprosone, Eumovate, Gentrison,…

Cách sử dụng: Vệ sinh và sát trùng kỹ lưỡng vùng da bệnh, sau đó bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện massage nhẹ nhàng để thuốc ngấm sâu vào trong da, sử dụng đều đặn 2 lần/ngày.

Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ

Đây là nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc trên mặt với các tổn thương nặng, có hiện tượng nhiễm trùng. Lúc này, các bác sĩ có thể kê toa thuốc kết hợp kèm một hoặc vài loại kháng sinh bôi ngoài da trong nhóm này để giảm nhanh tình trạng bệnh.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ thường gặp như: Aminoglycosid, Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid,…

Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ dùng da cần bôi thuốc điều trị, lấy một lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn và thoa đều nhẹ lên da. Massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào lớp biểu bì bên trong phát huy tác dụng chữa trị được hiệu quả hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh không tự ý mua dùng mà cần tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng histamin

Histamine là thành phần trung gian trong cơ thể được tự động tiết ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Thuốc kháng histamin hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế hoạt động tiết histamin, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy ở vùng da mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các loại thuốc kháng histamine thường được sử dụng bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt như: Brompheniramin, Chlorpheniramine, Fexofenadin, Cetirizin hydroclorid,…

Cách phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt hiệu quả

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường kéo dài dai dẳng, có nguy cơ tái phát nhiều lần và thường có xu hướng càng ngày càng diễn biến nặng dần lên. Dù là đã qua điều trị, nhưng người bệnh cũng không được chủ quan, cần biết tránh chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, dù là đã sử dụng kem chống nắng nhưng bạn cũng được chủ quan và cũng cần phải che chắn cẩn thận.

Thận trọng trong việc lựa chọn sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da mặt và trang điểm. Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt có chứa thành phần gây kích ứng, tổn thương da.

Hạn chế trang điểm nếu không cần thiết và đang trong thời gian điều trị bệnh. Bởi lớp trang điểm sẽ khiến da dễ bị bí tắc, khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng và dễ tái phát.

Vệ sinh da mặt đúng cách, kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm để bảo vệ da tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.

Hạn chế các thực phẩm chiên xào, cay nóng, đồ uống có chứa các chất kích ứng cao hoặc các thực phẩm từng có tiền sử dị ứng.

Nếu có điều kiện có thể dùng máy lọc không khí hoặc trồng nhiều cây xanh xung quanh khu vực mình đang sống.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học, lành mạnh để nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài và ngày càng nghiêm trọng nên đến thăm khám sớm tại chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ thăm khám hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Qua bài viết Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Phòng tránh và Thuốc điều trị hy vọng đã phần nào giúp cho Quý đọc giả có thêm những thông tin kiến thức hữu ích về bệnh lý viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt cũng như cách chữa trị hiệu quả.

Quý đọc giả nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại hãy nhấp vào KHUNG CHAT hoặc gọi đến HOTLINE để được các chuyên gia Da liễu của chúng tôi hỗ trợ thêm, hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe!

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline hỗ trợ miễn phí: 02862857515

Tư vấn sức khỏe online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.