Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà

Tác giả:
Ngày đăng:
7/5/2021
Danh mục:

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà là các phương pháp mà ai đang có con nhỏ đang mắc phải viêm VA đều mong muốn bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bệnh. Bằng các cách này hay cách khác viêm VA đều khiến các bà mẹ rất lo lắng cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các mẹ có trẻ nhỏ những phương pháp chữa trị viêm VA tại nhà đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Viêm VA ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Để có được phương pháp điều trị hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng thì bà mẹ phải nắm được các kiến thức cơ bả và khái niệm về căn bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ. VA (Végétations Adénoides) hay còn gọi là bệnh sùi vòm họng. VA là các nhóm chứa nhiều tế bào bạch cầu. Không khí khi vào mũi phải qua VA trước rồi mới đi tới phổi. VA có kích thước rất mỏng khoảng 4 – 5 mm, không làm cản trở đường thở nhưng lại có diện tiếp xúc bên ngoài rất rộng.

VA bình thường đã có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Bắt đầu từ tháng thứ 6, VA bắt đầu phát triển với nhiệm vụ miễn dịch hệ hô hấp cho trẻ và sẽ teo dần khi trẻ khoảng 10 tuổi. Sau đó là biến mất khi trẻ tới giai đoạn dậy thì. VA có chức năng nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt khi vi khuẩn đó xâm nhập lần hai. VA  cùng với amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi và một số tổ chứ khác có cùng chức năng miễn dịch tạo thành 1 vòng miễn dịch Waldeyer để vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải đi qua vòng này.

Vì không khí phải đi qua VA trước khi vào phổi nên các vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào VA sẽ nhận diện vi khuẩn đồng thời tạo ra các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập lần sau đó. Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng ở mức độ nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức tiêu diệt tất cả vi khuẩn, chúng sẽ bám vào và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, có khi rối loạn tiêu hóa và có thể động kinh.

Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị viêm VA cấp tính

Viêm VA ở trẻ nhỏ nếu để lâu nhưng không có các biện pháp điều trị kịp thời có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như:

1.Viêm nhiễm đường hô hấp trên: VA nằm ở nóc vòm nên mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm mũi họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi.

2. Viêm tai giữa cấp: Vi khuẩn từ VA theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp, trẻ sẽ có các biểu hiện như đỏ màng nhĩ, hay đau tai, khóc,.. Các biến chứng tiếp theo là màng nhĩ mờ hơn do có dịch, mủ trong hòm nhĩ kèm theo sốt cao. Nếu không chữa trị kịp thời, màng nhĩ bị thủng, mủ chảy ra ống tai ngoài, mùi tanh, hôi.

3. Viêm tai giữa tiết dịch: VA gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ, xuất tiết dịch, nghe kém. Nếu không được chữa trị, dịch đọng lại trong hòm nhĩ, sau đó màng nhĩ lõm dính vào thành trong của tai gây ù tai, nghe kém, lâu dần có thể gây ra điếc.

4. Viêm Amidan cấp: Đau họng, amidan sưng đỏ, nuốt đau, sốt cao 39 – 400.

5. Viêm thanh quản: Mủ từ VA đổ xuống họng vào thanh quản gây ra viêm thanh quản cấp, khàn tiếng, ho, khó thở thanh quản.

6. Viêm phế quản: Sau khi mủ tràn qua hạ họng, xuống thanh quản và chảy vào phế quản gây ra viêm phế quản, phế viêm, nếu nặng sẽ viêm phổi. Bệnh nhân khó thở cả thì hít vào và thì thở ra, có nhiều tiếng rít, ran ẩm, ran nổ hai phổi.

7. Nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ: Do VA lớn làm bít tắc cửa mũi sau và Amidan khẩu cái to làm cho trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần.

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà

Các mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và kiểu tra sức khỏe định kì. Nên làm theo các hướng dẫn và điều trị của các chuyên khoa khi thấy bé có những biểu hiện khác thường như trên. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà như:

Giảm thiểu một số loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì ăn các thực phẩm này sẽ khó làm long đờm.

Tránh cho trẻ ăn mặn vì sẽ dẫn đến tình trạng tích nước, ảnh hưởng xấu tới tình trạng viêm phế quản cũng như gia tăng dịch nhầy.

Trẻ bị viêm VA thường dễ bị mất nước hơn so với một số người bình thường, bởi vì vậy cha mẹ bắt buộc cho trẻ uống đủ 2 lít nước sẽ giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm, tình trạng khô họng.

Cho trẻ ăn đầy đủ trái cây cũng như rau xanh bổ sung các dòng vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, khó thở của trẻ. những loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, đặc trưng tốt là dâu tây, một số mẫu quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, một số thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà. Những sản phẩm từ sữa khá giàu vitamin D, canxi và protein là nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho cơ thể. Bé bị viêm nhiễm VA bắt buộc bổ sung nhiều thực phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). Buộc phải ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua chứa nhiều ký sinh trùng thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh.

Hy vọng qua bài viết trên về Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà và các vấn đề liên quan đến căn bệnh VA phụ huynh có thể hiểu thêm về căn bệnh này và có các phương pháp phòng ngừa cho con em của mình. Mọi thắc mắc chị em có thể gọi về Hotline hoặc để lại câu hỏi bằng cách nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn.

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.