Bệnh nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào đang là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn đọc gần đây. Bệnh nấm tai là một trong những bệnh lý về tai mũi họng rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị khi gặp pháp căn bệnh này.
Bệnh nấm tai là gì?
Bệnh nấm tai có nghĩa là tai bị nhiễm nấm chủ yếu thường xuất hiện ở ống tai ngoài, đôi khi ở tai giữa. Bệnh có khi biệu hiện rõ rệt, nhưng có lúc diễn biến rất thầm lặng. Bệnh có thể tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng nếu như không kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ ban đầu. Nhiệt độ và độ ẩm của nước ta là một điều kiện thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển một cách mạnh mẽ. Bệnh nấm tai phổ biến ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Những đối tượng dễ mắc phải bệnh nấm tai
Những người thường xuyên đi bơi lội tại các dịch vụ công cộng, sông ngòi... sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nấm tai cao hơn do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh khi vào lỗ tai nhưng không được lau khô và vệ sinh sạch sẽ. Chính vì thế đã tạo cơ hội thuận tiện cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển.
Hoặc người thường xuyên đi lấy ráy tai ở nail, hoặc các tiệm cắt tóc vì các dụng cụ lấy ráy tai của họ thường không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng. Đã làm tăng sự lây nhiễm mầm bệnh từ người bị nhiễm nấm sang người lành do sử dụng chung dụng cụ lấy ráy tai.
Hoặc các chị em đang mắc phải bệnh nấm âm đạo không điều trị triệt để cũng có nguy cơ mắc thêm bệnh nấm tai.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm tai
Trên thực tế có tới 50 loại nấm khác nhau có thể gây ra nhiễm trùng, nhưng vi nấm chủ yếu gây ra bệnh nấm tai thường là nấm Aspergillus và nấm Candida.
Nấm do Aspergillus: quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều nút ẩm màu trắng, và trên bề mặt sẽ có lấm tấm những hạt màu đen.

Nấm Candida: Quan sát sẽ thấy nhiều mảnh vụn có màu trắng, nhưng thường thấy rõ nhất dưới kính hiển vi.
Cơ thể con người thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn ,vi nấm mỗi ngày ở môi trường xung quanh nhưng chúng thường không gây ra vấn đề gì tổn hại đến sức khỏe là nhờ vào sự hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như người bệnh mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân dùng các thuốc kháng viêm corticoid lâu ngày... thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
Những triệu chứng của bệnh thường xảy ra ở một bên tai, nhưng có trường hợp xảy ra 2 tai cùng lúc. Một số biểu hiện cụ thể như sau:
✎ Ngứa tai là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh và triệu chứng ngứa tăng dần làm cho người bệnh khó chịu phải ngoáy tai liên tục.
✎ Ù tai, lúc nào cũng nghe như có tiếng gió thổi ù ù trong tai.
✎ Thính giác kém, đặc biệt khi cả 2 tai đều bị nấm.

✎ Triệu chứng sẽ tăng lên sau 2 ngày gây đau âm ỉ, khi mức độ nhiễm trùng nặng gây khó khăn cho việc nhai thức ăn hoặc khi ngáp.
✎ Cảm giác đau nhức căng tức bên trong tai.
✎ Đỏ vùng da ống tai ngoài
Có thể kèm theo hiện tượng chảy dịch, dịch có màu trắng, vàng hoặc có mùi hôi nồng.
Cách điều trị bệnh nấm tai
Việc đầu tiên nên làm là vệ sinh tai sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nấm theo đường uống hoặc dạng bôi. Đây là những cách chữa nấm tai phổ biến nhất.
Làm Sạch Tai
Đây là một trong những cách chữa nấm tai được tiến hành đầu tiên từ các chuyên gia khoa tai mũi họng. Cụ thể bác sĩ sẽ tiến hành lấy những mảnh vụn (mài khô) hình thành ở ống tai ngoài và vành tai sau đó làm sạch và loại bỏ triệt để. Bác sĩ sẽ tiến hành hút rửa lấy nấm tai dưới kính hiển vi. Tai bị nhiễm nấm có thể phải làm sạch nhiều lần trong vòng từ 2 – 3 tuần vì nếu vệ sinh không kĩ lưỡng nấm có xu hướng phát triển và trở lại rất nhanh. Việc làm sạch và làm khô tai cũng là một phương pháp hỗ trợ phát huy tác dụng khi sử dụng thuốc chống nấm để điều trị

Bên cạnh đó người bệnh cần giữ cho tai khô ráo trong giai đoạn điều trị. Vì khi trong tai có độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, cũng không nên tự sử dụng tăm bông để vệ sinh tai.
Điều Trị Nội Khoa bệnh nấm Tai
Bác sĩ sẽ kê toa sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng uống và dạng bôi, tùy theo từng loại nấm và mức độ bệnh. Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm tai giữa, thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai vừa bị nấm hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc chống nấm dạng bôi.
Cách phòng tránh bệnh viêm tai
♦ Hạn chế ngoáy tai bằng các dụng cụ chưa được vệ sinh sạch sẻ: vì điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi nấm gây bệnh.
♦ Cần giữ ống tai luôn trong trạng thái khô ráo sạch sẽ: vì môi trường ẩm ướt sữ là điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm tai sinh sôi và phát triển. Đặc biệt, với những người thường xuyên đi bơi lội hoặc gội đầu, khi nước vào tai mà không lau khô.
♦ Không nên sử dụng thuốc kháng sinh: vi khuẩn và vi nấm luôn có sự khống chế lẫn nhau. Nếu lạm dụng kháng sinh quá nhiều thì vi khuẩn sẽ bị ức chế, vi nấm dễ sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Nếu không có nhiễm trùng thì không nên lạm dụng kháng sinh. Việc nhỏ thuốc kháng sinh vào tai sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm.

♦ Điều trị sớm khi phát hiện bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhiễm nấm: Các chuyên gia cho biết rằng, những chị em phụ nữ đang mắc phải các bệnh lý liên quan đến nấm âm đạo sẽ có thể lây nhiễm chéo, gây ra bệnh nấm tai.
Bài viết “Bệnh nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” được các chuyên gia phòng khám đa khoa Nam Việt chúng tôi chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh nấm tai cũng như cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua KHUNG CHAT để được các chuyên gia hỗ trợ thêm. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.
Chúc bạn sức khỏe!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<