Hình ảnh bệnh giang mai ở Nam và Nữ giới qua từng giai đoạn

Tác giả:
Ngày đăng:
3/4/2023
Danh mục:
Bệnh Xã Hội

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm, nhất là khi không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây là bệnh là do nấm khuẩn xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Hiện nay không có vắc-xin phòng bệnh giang mai, cách duy nhất là bạn phải đảm bảo quan hệ tình dục an toàn. Nếu chẳng may bị bệnh, cần thăm khám và điều trị sớm nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu hình ảnh bệnh giang mai ở Nam và Nữ giới qua từng giai đoạn sau đây.

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Tuy không còn được xem là “thần chết” nhưng giang mai vẫn là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm. Bệnh dễ lây lan và có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

1/ Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thủ phạm gây nên căn bệnh này chính là xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Đối tượng dễ mắc giang mai nhất là gái mại dâm, người có đời sống tình dục phức tạp. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể chữa trị dứt điểm khỏi căn bệnh này. Ngược lại phát hiện càng muộn sẽ khiến công tác chữa trị phức tạp hơn.

2/ Nguyên nhân mắc bệnh giang mai

Bệnh giang mai lây qua các con đường chính như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây truyền chính của bệnh giang mai. Bao gồm quan hệ qua đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm giang mai có thể lây cho trẻ sơ sinh thông qua dây rốn hoặc nước ối. Đây là lý do vì sao mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trong thai kỳ.
  • Lây qua đường máu: Chiếm tỷ lệ khá ít, thường do bất cẩn trong quá trình truyền máu.
  • Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai có trong huyết thanh, do vậy việc tiếp xúc với máu của người bệnh được xem là yếu tố nguy cơ.

Xem thêm:

Tổng đài tư vấn sức khỏe sinh sản 24h online miễn phí

Lở loét vùng kín là bị gì và cách chữa trị

Hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ giới qua từng giai đoạn

Khi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, giang mai sẽ diễn biến theo từng giai đoạn. Có thể liệt kê các đặc điểm chính của từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Sau khoảng 10-90 ngày ủ bệnh, bạn sẽ có các triệu chứng của nhiễm bệnh đầu tiên. Với nam giới, đó là các tổn thương được tìm thấy ở quy đầu, các vết loét này có hình bầu dục, màu hồng, không ngứa. Ở nữ giới, các vết loét xuất hiện ở âm hộ, cổ tử cung. Ngoài ra, tổn thương do giang mai còn xuất hiện ở hậu môn, ngón tay, lưỡi, họng,...

Giai đoạn 2

Sau khoảng 4- 10 tuần không được điều trị kịp thời, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, vết loét giảm và biến mất khiến người bệnh tưởng rằng mình đã khỏi. Thay vào đó, các nốt ban không ngứa dạng tròn hoặc sần xuất hiện nhiều hơn. Bề mặt xuất hiện các nốt ban thường bị đỏ hoặc sần.

Giai đoạn 3

Đây còn được gọi là giai đoạn kín hay giai đoạn tiềm ẩn của bệnh. Không có bất kỳ dấu hiệu nào biểu hiện ra bên ngoài. Bạn chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua các xét nghiệm. Tuy nhiên các xoắn khuẩn vẫn phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể, gây ra các tổn thương cho nội tạng, xương, hệ thần kinh,...

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, được tính là cách 3 - 40 năm kể từ ngày xoắn khuẩn xâm nhập. Ở giai đoạn này, các gôm, củ giang mai xuất hiện dày đặc và khó lành. Để lại các vết thương, vết lở loét trên bề mặt. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đang rất nghiêm trọng. Việc chữa trị ở giai đoạn này là rất phức tạp và khó khăn.

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả nhất hiện nay

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai, bạn cần đến cơ sở khám, chữa bệnh ngay lập tức để được chẩn đoán. Với bệnh nhân bệnh giang mai, bác sĩ có thể áp dụng các hướng điều trị sau:

  • Với bệnh nhân giang mai giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, việc điều trị là khá dễ dàng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh Penicillin. Nhằm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi xoắn khuẩn gây giang mai. Ngoài ra một số kháng sinh khác được sử dụng như:  doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
  • Với bệnh nhân giang mai giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, việc uống kháng sinh sẽ ít hoặc không hiệu quả. Do đó, người bệnh cần được tiêm trực tiếp Penicilin mỗi ngày.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục để giúp việc chữa trị hiệu quả hơn. Với y học hiện đại, các bệnh nhân giang mai sẽ không cần quá lo lắng nếu chẳng may bị bệnh.

Bạn đã phần nào hình dung về bệnh giang mai và hình ảnh bệnh giang mai ở Nam và Nữ giới qua từng giai đoạn hay chưa? Là đơn vị khám, chữa bệnh uy tín, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và điều trị tích cực cho khách hàng của mình. Đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi vấn đề mà bạn đang gặp phải qua KHUNG CHAT bên dưới nhé.

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.