Bị tê chân trái là bệnh gì? Cách chữa trị

Tác giả:
Ngày đăng:
9/8/2022
Danh mục:
Cẩm Nang Sức khỏe

  Bị tê chân trái là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào là thắc mắc của nhiều người đặt ra khi rơi vào trường hợp này. Thường thì chúng ta sẽ chỉ bị tê chân trái, chân phải hoặc cả hai chân cùng lúc, nhưng bất kể là trường hợp nào thì cảm giác cũng chỉ thoáng qua và diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng khi cảm giác này kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và người dân nên theo dõi cũng như sớm thăm khám để xác định và khắc phục tình trạng để tránh các ảnh hưởng khó lường về sau.

Bị tê chân trái là bệnh gì?

  Dưới đây là một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng tê chân trái:

  • Thoát vị đĩa đệm: Cảm giác tê chân trái có thể xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức nặng. Ở trường hợp này, phần bao xơ ở đĩa đệm do bị rách đã làm cho nhân nhầy ở trong thoát ra ngoài từ đó chèn lên tuỷ sống cùng rễ thần kinh dẫn đến tình trạng tê bì chi dưới.
  • Đau dây thần kinh tọa: Triệu chứng tê bì chân có thể bắt gặp ở đa số người bị đau thần kinh toạ. Cảm giác này thường đi từ vùng thắt lưng và lan qua hông rồi đi xuống mông, đùi và kết thúc tại vị trí các ngón chân, đó cũng chính là các nơi phân bố các dây thần kinh toạ.
  • Chấn thương tủy sống: Tuỷ sống là nơi phân bố nhiều dây thần kinh nhất trên cơ thể chạy dọc trong ống sống. Khi nơi đây bị tổn thưởng bởi va đập, tai nạn hoặc do các bệnh gây hẹp ống sống từ đó có thể dẫn đến các phản ứng tê bì chân, yếu cơ và đau nhức lưng, thậm chí có trường hợp bị liệt nửa người.
  • Thoái hóa đốt sống lưng: Bệnh xảy ra khi đĩa đệm cùng phần sụn chêm giữa các đốt sống bị bào mòn hoặc thương tổn, từ đó khiến bệnh nhân có biểu hiện đau lưng, co cơ, cứng cột sống và khó thực hiện các cử động gập lưng, xoay mình. Hơn nữa, tại khu vực thoái hoá còn phát triển thêm các gai xương khiến các ống sống bị thu hẹp và chèn lên các dây thần kinh mạch máu từ đó gây ra một trong nhiều hệ quả đó chính là tê chân.
  • Tiểu đường: Khi lượng đường trong máu vượt mức ở người bị tiểu thường thì có thể gây ra nhiều tổn thương không thể phục hồi tại dây thần kinh và mạch máu. Chính điều đó đã làm cho nhiều người bệnh phải chịu đựng các cơn tê tay chân và nhiều bất thường khác như suy giảm thị lực, sụt cân, mệt, hay buồn tiểu và khát nước.
  • Bệnh đa xơ cứng: Đây là bệnh tự miễn liên quan đến sự tấn công nhầm lẫn của hệ miễn dịch đến lớp bọc bên ngoài bảo vệ dây thần kinh từ đó dẫn đến sự cản trở trong quá trình liên lạc, truyền tín hiệu từ não đến các nơi. Ngoài biểu hiện tê yếu các chi, người bệnh còn phát sinh các triệu chứng khác như run rẫy tay chân, mệt, giảm hoặc mất đi thị lực, giảm khả năng tình dục, đau và ngứa ở các chi, mất đi sự kiểm soát về các hoạt động tại ruột hoặc bàng quang…

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tê chân

  Ngoài các nguyên nhân bệnh thường gặp trên, tình trạng tê chân trái cũng có thể xuất phát từ ảnh hưởng của các bệnh lý hoặc hội chứng ít gặp như bệnh Charcot-Marie-Tooth, bệnh Frostbite, bệnh lyme, hội chứng ống cổ chân, hội chứng Raynaud, hội chứng Guillain Barre, xơ vữa động mạch, động mạch ngoại vi, giang mai, viêm mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid, u thần kinh Morton…

  Bên cạnh các yếu tố bệnh tật, tình trạng này cũng có thể đến từ các vấn đề khác như mang thai, vận động sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu khiến máu khó lưu thông, ăn uống thiếu chất, lạm dụng chất kích thích, mặc trang phục bó sát khiến máu khó cung cấp đến chân, đột quỵ, chấn thương ở não, tác dụng phụ từ các thuốc dùng trong điều trị các bệnh ung thư, trời lạnh hoặc do căng thẳng kéo dài…

Cách chữa trị và xử lý khi xảy ra tình trạng tê chân trái

  Nếu như chỉ mong muốn tạm thời đẩy lùi và cải thiện được cơn tê bì khó chịu diễn ra tại chân, mọi người có thể tham khảo một số việc làm như nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện xoa bóp ngay trên vùng bị tê, áp dụng một chế ăn đầy đủ chất và lành mạnh, ngâm chân với nước gừng, chườm ấm và tập thể dục thường xuyên để máu huyết được lưu thông tốt hơn nhằm giảm thiệu tình trạng hiệu quả.

  Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh lý thì bạn buộc phải dùng thuốc theo đúng như nhắc nhở cũng như lưu ý từ phía bác sĩ, hoặc là tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu để khắc phục tình trạng tê chân trái hiệu quả.

  Nếu như các phương pháp bảo tồn không mang đến hiệu quả thiết thực như mong muốn hoặc vẫn xảy ra hiện tượng chèn ép đến dây thần kinh, tuỷ sống dẫn đến rủi ro bị suy yếu cơ, bại liệt thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật để điều trị.

  Ngoài ra, có một số phương pháp hỗ trợ giảm tê chân khác như vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng thuốc Nam hoặc Đông y… Tuy nhiên, những cách làm vẫn nên trao đổi với bác sĩ để có được sự đồng ý đồng thời nên lựa chọn nơi uy tín để thực hiện nhằm tránh các rủi ro có thể gặp.

  Mong rằng những chia sẻ về bài viết đã giúp mọi người ít nhiều đã giải đáp được các câu hỏi về Bị tê chân trái là bệnh gì? Cách chữa trị. Nếu còn có thắc mắc nào liên quan cũng có thể liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE hoặc gửi vấn đề vào KHUNG CHAT để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.