Đau cuống họng bên trái là bị gì? Cách chữa trị

Tác giả:
Ngày đăng:
4/1/2022
Danh mục:
Phòng khám đa khoa

  Đau cuống họng bên trái là bị gì? Cách chữa trị là những thông tin mà chúng tôi sẽ cung cấp sau đây. Đau cuống họng bên trái là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, rất nhiều người không rõ tình trạng này gây ra bởi nguyên nhân gì cũng như cách chữa trị ra sao. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây nhé.

Đau cuống họng bên trái do chảy dịch mũi sau

  Đây là tình trạng chất nhầy trong mũi chảy ngược về phía sau mũi, từ đó khiến cho người bệnh có cảm giác như có dịch nhầy bị ứ đọng trong cuống họng.

  Thông thường, các tuyến trong mũi và họng thường tiết ra khoảng 1 - 2 lít dịch nhầy mỗi ngày. Thế nhưng, khi người đó phát sinh các vấn đề như dị ứng hoặc bị nhiễm trùng thì lượng dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Và nếu như không được lưu thông và thoát ra ngoài theo đúng cách thì các chất dịch này sẽ trôi xuống cuống họng và kéo theo các phản ứng khiến cho ta khó chịu.

  Phản ứng kích ứng theo sau tình trạng này thường khiến cho ta có cảm giác đau và nó có thể chỉ xảy ra ở một bên cuống họng, nhất là khi người đó thức dậy sau một giấc ngủ ở tư thế ngả về một bên. Việc khắc phục tình trạng này cũng khá đơn giản, bạn có thể dùng một số thuốc thông mũi chẳng hạn như pseudoephedrine.

Viêm amidan dẫn đến tình trạng au cuống họng bên trái

  Viêm amidan là căn bệnh phổ biến có thể bắt gặp ở bất kỳ ai và thường bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm trùng. Đôi lúc tình trạng viêm chỉ phát sinh ở một bên amidan, khiến cho người bệnh có cảm giác chỉ đau ở một bên cuống họng.

  Bên cạnh cảm giác đau ở cuống họng, viêm amidan còn kéo theo một số triệu chứng khác, điển hình như sốt, khó nuốt, đau bụng, đau đầu, hôi miệng, nghẹt mũi, chảy mũi, sưng hạch bạch huyết và sưng amidan kèm theo mủ…

  Thông thường, tình trạng đau do virut tấn công amidan sẽ tự động biến mất trong khoảng 10 ngày. Nếu cảm thấy quá khó chịu, người bệnh có thể tìm cách giảm đau bằng việc dùng thuốc không kê đơn hoặc các phương pháp dân gian tại nhà, chẳng hạn như ngậm nước muối để súc miệng. Còn với trường hợp bị amidan nhiễm khuẩn, người bệnh có thể được chuyên gia chỉ định kháng sinh để điều trị.

Áp xe quanh amidan gây ra đau cuống họng bên trái

  Áp xe là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, từ đó hình thành nên túi mủ xung quanh một amidan. Đây thường là biến chứng từ bệnh lý viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan do vi khuẩn.

  Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác đau cho cả hai bên họng. Nhưng cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn tại nơi amidan bị tác động trực tiếp. Ngoài biểu hiện đau, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: sốt, mệt, khàn giọng, khó phát ra tiếng, đau một bên tai do ảnh hưởng, hôi miệng, chảy nước bọt…

  Tình trạng áp xe amidan yêu cầu cần phải được chăm sóc y tế nhanh nhất có thể. Khi đó, chuyên gia sẽ tiến hành dùng kim để hút mủ hoặc rạch một lỗ nhỏ trên amidan nhằm hút mủ từ đó và sau đó sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại cũng như hỗ trợ hồi phục.

Sưng hạch bạch huyết gây đau họng một bên

  Hạch bạch huyết là những cấu tạo có vai trò bảo vệ cơ thể và giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Vì thế, tình trạng sưng hạch bạch huyết chứng tỏ là cơ thể của người đó đang gặp phải vấn đề do nhiễm khuẩn hoặc virut.

  Có rất nhiều hạch bạch huyết phân bố tại khu vực cổ và đầu của chúng ta. Khi chúng bị sưng, người bệnh sẽ cảm thấy nơi đó vô cùng đau và nhất là khi vô tình chạm phải chúng.

  Trong một vài trường hợp, tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc đang mắc bệnh ung thư. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi phát hiện tình trạng sưng hạch bạch huyết kéo dài trên 2 tuần, đồng thời đi kèm với các triệu chứng khác như sụt cân, sốt kéo dài, mệt, khó thở, đổ mồ hôi trộm, hạch trở nên cứng hoặc phát triển nhanh, hạch sưng ở vị trí gần xương đòn hoặc dưới cổ, vùng da tại nơi có hạch sưng bị đỏ hoặc viêm, hạch sưng gây đau họng một bên…

Viêm thanh quản gây đau họng một bên

  Tình trạng viêm xảy ra ở thanh quản có thể bắt nguồn từ các sinh hoạt thường nhật như nói quá nhiều, bị kích thích dây thanh quản hoặc là do bị nhiễm virut.

  Các dây thanh âm trong thanh quản đóng vai trò mở và đóng để từ đó tạo ra âm thanh. Nên khi chúng bị kích ứng hoặc bị sưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau và bị biến đổi giọng. Nếu một bên dây bị kích thích nhiều hơn bên còn lại, người đó sẽ bị đau một bên.

  Ngoài biểu hiện đau, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như mất tiếng, khàn tiếng, khô họng, ho khan, nghe thấy âm thanh lạ trong cổ… Thường thì tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần. Trong thời gian đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn để cho họng có dịp được nghỉ ngơi và hồi phục mới tiếp tục quay lại công việc.

  Hy vọng qua các chia sẻ trên đã giúp mọi người có được nhận thức về nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng đau cuống họng bên trái. Tuy nhiên, nếu như chúng không hề có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì mọi người nên tìm đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín như Nam Việt để được hỗ trợ sớm.

  Nếu còn có thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại cơ sở, mọi người vui lòng gửi tin nhắn vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.