Hình ảnh nổi mề đay và cách chữa trị
Hình ảnh nổi mề đay và cách chữa trị như thế nào đang là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả gần đây. Bệnh nổi mề đay là một trong những bệnh dị ứng da thường gặp. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng khiến người bệnh khó chịu bởi những cơn “ngứa ngáy điên cuồng”, làn da nổi mẩn đỏ theo tảng gây mất thẩm mỹ và thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy để làm sao khắc phục tình trạng này, mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Nguyên nhân nổi mề đay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đây như:
Do các dị nguyên: thời tiết thay đổi, thuốc, thực phẩm, lông động vật hoặc các hóa phẩm - mỹ phẩm,... Sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân này, sẽ xuất hiện triệu chứng mẩn ngứa, sần phù, khó chịu.
Do côn trùng: Các loại côn trùng như kiến, ong, sâu róm chứa rất nhiều độc tố. Do đó khi để chúng cắn (đốt) vào da, chất độc của chúng sẽ ngấm vào tế bào và gây ra sưng phù.

Do vi khuẩn và các ký sinh trùng: Theo các chuyên gia cho biết có rất nhiều loại virus hoặc các ký vi trùng có thể tấn công cơ thể gây ra nổi mề đay và gây ngứa.
Yếu tố bệnh lý: Đối với những người mắc bệnh lupus ban đỏ, cryoglobulinemia hoặc bệnh tự miễn khả năng mắc bệnh nổi mề đay cũng rất cao.
Yếu tố di truyền: Theo các số liệu thống kê từ các chuyên gia cho thấy những đối tượng có người thân trong gia đình từng bị mề đay đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Bệnh mề đây chỉ là một bệnh di ứng ngoài da nhưng nếu không được điều trị tích cực sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể như:
Gây mất thẩm mỹ, thâm sẹo: Khi nổi mề đay bạn sẽ có cảm giác bị ngứa nên bệnh nhân thường có phản ứng cào gãi điên cường. Chính vì điều này đã khiến da trầy xước, để lại thâm sẹo, gây mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngạt và khó thở: Những bệnh nhân nào đã từng bị sốc phản vệ do nổi mề đay thường bị sưng mạch ở vùng họng và khí quản và gây khó thở. Triệu chứng này có thể đe dọa đến tính mạng con người nếu không được xử lý kịp thời.

Gặp vấn đề về tiêu hóa: Mày đay có thể xuất hiện trong đường tiêu hóa khiến thường xuyên nôn ối và đau quặn bụng. Tình trạng này nếu kéo dài không những gây khó khăn cho việc ăn uống mà còn ngăn cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Gây phù nề não, tử vong: Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng phù nề não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà người mắc bệnh mề đay có thể gặp phải.
Giãn mạch: Mề đay mãn tính sẽ khiến mạch máu bị giãn, lâu ngày dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, choáng váng và ngất xỉu. Trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong tại chỗ.
Bệnh mề đay có thể gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm do đó khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Hình ảnh nổi mề đay
Sau đây là một số hình ảnh nổi mề đay:
Nổi mề đây ở trẻ em

Nổi mề đây ở người lớn

Cách chữa trị nổi mề đay
Thông qua quá trình thăm khám, các chuyên gia da liễu sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau cho người bệnh. Dưới đây là một biện pháp điều trị hiệu quả được người bệnh áp dụng hiện nay.
Điều trị theo phương pháp Tây Y
Đối với những trường hợp nổi mề đay ở mức độ nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc để ngăn chặn triệu chứng như sau:
Kháng Histamine H1: Đây là thuốc gây ức chế thụ thể histamine một cách chọn lọc giúp giảm mẩn đỏ, viêm và ngứa trên da. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng quá liều có thể gây buồn ngủ và mất tập trung.

Thuốc giảm đau NSAID: Sản phẩm này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị nổi mề đay do nhiễm trùng và tổn thương ngoài da kèm theo sốt cao.
Thuốc chống viêm không Steroid: Sản phẩm này sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định dùng theo đường uống đối với những trường hợp nổi mề đay nặng, da bị sưng đỏ và bùng phát diện rộng.
Ngoài sử dụng một số thuốc Tây y theo đường uống thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số thuốc sử dụng theo đường bôi và tiêm.
Điều trị mề đay theo Đông Y
Theo quan điểm của Đông Y, nổi mề đay là do bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt tại bì (da). Vì vậy, thường sử dụng các dược liệu hỗ trợ hoạt động của gan đồng thời loại bỏ độc tố phía trong cơ thể, giúp người bệnh nâng cao khả năng chống chọi với triệu chứng bệnh lý. Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị mề đay tại nhà:
Tiêu ban hoàn bì thang: Tác dụng chính của sản phẩm này là trừ độc, dưỡng thận, phòng tránh mề đay tái phát.

Bài thuốc dành cho người thể phong hàn: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị đơn đỏ, bắc sài hồ, tang ký sinh, quế chi, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo bắc, thiên niên kiện. Tất cả đem rửa sạch, sắc với 4 tô nước lớn cho đến khi cạn còn khoảng còn 2 bát thì tắt bếp. Uống ngày 2 lần khi còn ấm cho đến khi thấy bệnh dần thuyên giảm và hết.
Bài thuốc thể phong nhiệt: Người bệnh cần chuẩn bị đơn đỏ, địa sinh, ngưu bàng tử, kim ngân, cam thảo, liên kiều, hồi thảo, giả tô, tất cả theo định lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch sau đó cho vào nồi nấu cùng 500ml nước. Để lửa nhỏ vừa cho đến khi cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp, uống một ngày 3 lần.
Điều trị mề đay theo mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo trị mề đay tại nhà như:
Nước muối: Lấy một ít muối sạch pha loãng với nước sau đó ngâm hoặc rửa vùng da bị tổn thương. Sau đó dùng nước sạch để rửa lại. Nên duy trì một ngày 1 lần.
Lá tía tô: Lấy một ít là đi rửa sạch và giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tía tô để nấu nước tắm rửa hàng ngày.

Lá khế chua: Sử dụng 1 nắm lá khế chua, rửa sạch, sao nóng sau đó bọc vào khăn mặt hoặc miếng vải sạch và chườm lên khu vực bị nổi mề đay để giảm ngứa ngáy hoặc bệnh nhân có thể nấu nước tắm hàng ngày. Cách làm này có thể áp dụng với cả trẻ nhỏ vì nó tương đối an toàn.
Các mẹo dân gian trị mề đay tuy rất dễ làm nhưng mang lại kết quả chậm. Do đó, khi áp dụng phương pháp này cần kiên trì sử dụng đồng thời kết hợp vệ sinh cơ thể thường xuyên.
Bài viết trên đã được các chuyên gia phòng khám đa khoa Nam Việt chúng tôi chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến vấn đề “Hình ảnh nổi mề đay và cách chữa trị”. Nếu còn câu hỏi nào chưa kịp giải đáp, vui lòng gọi đến HOTLINE hoặc nhắn vào KHUNG CHAT để nhận được sự hỗ trợ thêm từ các chuyên gia của chúng tôi.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<