Huyệt hợp cốc: Nằm ở đâu, Tác dụng trị bệnh gì
Huyệt hợp cốc: Nằm ở đâu, Tác dụng trị bệnh gì. Bạn có biết rằng cơ thể người có đến 107 huyệt đạo, những huyệt đạo này sẽ nối liền với 12 đường kinh chính và 8 mạch kỳ kinh. Trong đó ở phần hổm của bàn tay, nơi có huyệt Hợp Cốc chính là những bài thuốc giúp bạn điều trị khá nhiều căn bệnh thường gặp hằng ngày. Cụ thể huyệt Hợp Cốc có thể trị bệnh gì? Nằm ở đâu? Cách xác định như thế nào? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây.
Huyệt hợp cốc là gì ?
Đây là huyệt vị nằm trên bàn tay. Do nằm ở vị trí đặc biệt nên hợp cốc chính là một huyệt có ý nghĩa quyết định tới sự vận hành của kinh mạch, Theo Đông y, hợp cốc là huyệt vị “vạn năng” là “ kho thuốc quý” trong điều trị bệnh.
Trong các tài liệu về huyệt vị, hợp cốc là điểm nối các kinh mạch từ mu bàn tay đến đại tràng thông qua hàng trăm mạch nhỏ. Chính vì thế mà trong hàng trăm huyệt vị lớn nhỏ của cơ thể, hợp cốc là nguyệt đạo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể.
Thậm chí, trong Đông y còn đề cao, xem hợp cốc là huyệt “thần thông quảng đại”. Không những vậy, nhiều người cho rằng huyệt hổ khẩu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh mà không có bất kỳ cường điệu nào.
Cách xác định huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc nằm ở đâu cũng là thắc mắc của nhiều người. Theo như các tài liệu Đông y thì huyệt vị này được xác định là nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Cách xác định huyệt vị này đơn giản như sau:

⏯ Cách 1: Khép ngón tay trỏ và ngón cái vào nhau, vị trí của huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ nối ngón trỏ và ngón cái.
⏯ Cách 2: Xòe rộng ngón tay trái và ngón tay trỏ. Dùng nếp gấp của ngón tay bên kia đặt vào đúng điểm da nối hai ngón tay vừa xòe rộng. Vị trí đầu ngón tay chậm vào chính là huyệt hổ khẩu, day mạnh sẽ có cảm giác ê, tức.
Huyệt hợp cốc có tác dụng gì ?
Theo những nghiên cứu trong y học cổ truyền, huyệt hổ khẩu có tác dụng trấn thống, phát biểu, khu phong, giải nhiệt, phế khí. Đây là huyệt vị tương đối nhạy cảm, có nhiều tác dụng trong trị liệu và trong võ thuật.
Trong trị liệu
Các tài liệu về huyệt vị ghi chép lại, tác dụng trị liệu của huyệt này tương đối lớn. Thậm chí một số tài liệu Trung Quốc còn cho rằng huyệt vị này có thể điều trị hơn 90 loại bệnh nặng nhẹ khác nhau.
Trong chữa bệnh, hợp cốc là huyệt phát huy khá nhiều công dụng. Tác dụng chính của huyệt vị này gồm:

⏩ Giảm đau đầu, đau vai gáy
Trong toàn bộ hệ kinh mạch, kinh dương minh là dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Trong khi đó, hợp cốc lại nằm ở vị trí khởi đầu của kinh dương minh. Chính vậy mà vị trí huyệt này có khí huyết vô cùng mạnh, mang lại tác dụng giảm đau hiệu quả.
Trong các trường hợp bị đau đầu, đau răng, đau vai gáy,... Chỉ sau vài phút, cơn đau răng sẽ được hạn chế, giảm bớt mệt mỏi cho người bệnh.
⏩ Chủ trị các bệnh ở vùng đầu, vùng mặt
Sau nhiều năm nghiên cứu và rút kinh nghiệm, người Trung Hoa đã đưa ra một hệ thống lý thuyết sâu rộng về huyệt hợp cốc. Họ đã khẳng định rằng huyệt vị này có tác dụng đối với các cơn đau ở vùng đầu và mặt.
Cụ thể, một số tài liệu về huyệt vị cổ của người Trung Quốc đã liệt kê về việc điều trị các bệnh như liệt mặt, khô miệng, đau đầu,... vào danh sách tác dụng của huyệt này.
⏩ Ổn định các hoạt động của dạ dày, đường ruột
Hợp cốc là nguyệt ở điểm đầu tiên của đường kinh mạch dương minh, có vai trò kết nối các mạch nhỏ từ đại tràng đến chân. Do vậy, khi tác động vào mạch này sẽ tạo luồng khí cho dạ dày,từ đó nhanh chóng triệt tiêu các mầm bệnh.
Trong các nghiên cứu lâm sàng của khoa học hiện đại, day bấm huyệt hổ khẩu giúp cải thiện tốt hoạt động của hệ tiêu hóa, cân bằng tỳ vị. Do vậy, những ai đang gặp vấn đề về dạ dày và tiêu hóa như nôn, buồn nôn, bụng chướng,... nên thử tác động vào huyệt vị này.
⏩ Hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh cảm
Theo những tài liệu từ Đông y, kinh dương minh đại tràng nằm trên bàn tay kết nối với kinh thái âm phổi. Khi thường xuyên day bấm huyệt hợp cốc giúp khởi động hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.
Do vậy huyệt vị này thường được sử dụng để phòng tránh bệnh cảm cúm khi thời tiết giao mùa.
Bên cạnh tác dụng phòng ngừa cảm cúm, huyệt vị này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đả thông tuyến mồ hôi, kích thích hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Từ đó, huyệt này có tác dụng ngăn ngừa nhiều chứng bệnh liên quan đến phong hàn, cảm mạo và thể chất hư yếu,...
⏩ Hạ huyết áp, ngừa say xe
Những bệnh nhân hạ huyết áp, người dễ bị say xe khi tác động vào huyệt hợp cốc sẽ giúp tình trạng được ổn định hơn. Do huyệt vị này vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa hỗ trợ điều trị bệnh nên cần thực hiện việc bấm huyệt thường xuyên và xem đó là thói quen hằng ngày.
⏩ Cấp cứu trong trường hợp cảm nắng, mệt lả
Thời tiết oi bức, nhiều người có thể chất yếu thì rất dễ bị cảm nắng, mệt lả,... Trong trường hợp này, người sơ cứu có thể dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm huyệt hợp cốc. Sau 3 phút, bệnh nhân sẽ hồi tỉnh và cải thiện các triệu chứng do cảm nắng.
Trên đây là những chia sẻ về nội dung: “Huyệt hợp cốc: Nằm ở đâu, Tác dụng trị bệnh gì ” mong rằng quý đọc giả sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc vận dụng huyệt hợp cốc để cải thiện các vấn đề sức khỏe. Nếu có thắc mắc gì cần được các chuyên gia giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua KHUNG CHAT để được các chuyên gia hỗ trợ thêm. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.
Chúc bạn sức khỏe!
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<