Tam cá nguyệt thứ 3 là gì và từ tuần bao nhiêu?

Tác giả:
Ngày đăng:
5/1/2022
Danh mục:
Phòng khám đa khoa

  Tam cá nguyệt thứ 3 là gì và từ tuần bao nhiêu? Đây là giai đoạn nước rút và cực kỳ quan trọng đối với các thai phụ.

  Vào thời gian này, cả mẹ và bé đều có những sự thay đổi đặc biệt mà các mẹ cũng nên nắm bắt, điều đó sẽ giúp mẹ không phải bỡ ngỡ trước mọi sự biến đổi trên cơ thể mình và sẵn sàng chào đón con yêu với một tâm lý háo hứng và sung sướng nhất trong thời gian tới. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Tam cá nguyệt thứ 3 là gì và từ tuần bao nhiêu?

  Có thể hiểu đơn giản, tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn cuối cùng của hành trình mang thai mà đa số các mẹ đều trải qua để chào đón con yêu của mình một cách khỏe mạnh.

  Giai đoạn này sẽ được tính từ tuần thứ 28 cho đến tuần thứ 42.

  Vào lúc này, cân nặng thai nhi sẽ tăng từ khoảng 1005g cho đến 3687g. Đây cũng là thời điểm mà cân nặng của bé tăng nhanh nhất. Cơ thể bé lúc này đã phát triển tương đối hoàn thiện. Vì thế, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây cũng là “thời điểm vàng” mà các bậc cha mẹ nên nắm bắt và tiến hành thai giáo, qua đó nhằm giúp mở mang trí não cũng như phát triển thêm các năng lực tiềm ẩn bên trong trẻ.

  Thực tế cũng chứng minh, việc dưỡng thai sớm kết hợp với thực đơn dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn về thể chất lẫn trí não.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở tam cá nguyệt thứ 3

  Bổ sung đủ dưỡng chất sẽ là cách giúp cho các thai phụ có được sức khỏe dẻo dai hơn để vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.

  Trong thời gian này, mẹ nên chú ý bổ sung nhiều các nhóm chất sau đây:

  ♦Chất đạm, bột đường

  ♦Những khoáng chất và vitamin thiết yếu như sắt, canxi, kẽm, magie, axit folic, vitamin A, C, E...

  ♦Chất béo từ các loại như dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương…

  Đặc biệt nhất, mẹ nên lưu ý là phải bổ sung thật nhiều sắt trong thời kỳ này, bởi việc thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng không mong muốn cho cả mẹ và bé. Thế nên, bên cạnh việc bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, tim gan động vật và đậu đỗ, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng hỗ trợ bổ sung sắt qua các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Ngoài ra, việc cung cấp nước đầy đủ cũng là một việc làm không thể thiếu.

Những biểu hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 thường gặp mà thai phụ cần biết

  Nhiều mẹ lo lắng cơ thể mình xảy ra những phản ứng không tốt chứng tỏ là sức khỏe có vấn đề. Thực chất chúng có thể chỉ là những triệu chứng rất thường gặp ở nhiều người mẹ mang thai, chẳng hạn như:

  Mệt mỏi, nặng người

  Vào thời điểm này, phần lớn các mẹ sẽ tăng cân rất nhiều và rất nhanh. Điều này sẽ mang đến những cảm giác khó chịu cho mẹ như đau nhức cột sống, thắt lưng, sưng phù tay chân và làm nhiều người cảm thấy như bị suy kiệt.

  Do đó, nhằm duy một tâm thái tích cực và lạc quan, cũng như giúp giảm thiểu các triệu chứng trên cơ thể, mẹ nên tìm cách thư giãn thông qua những bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ hoặc tập yoga.

  Chứng són tiểu

  Thai giờ đã khá to và vẫn sẽ tiếp tục phát triển to ra, điều này sẽ tạo nên áp lực xuống chi dưới và gây chèn ép đến các cơ quan khác, chẳng hạn như bàng quang.

  Việc này sẽ làm gia tăng tần suất ghé thăm nhà vệ sinh, đặc biệt là vào buổi tối qua đó gây ảnh hưởng vô cùng đến giấc ngủ.

  Để tránh gây sức ép lên bàng quang, mẹ có thể tập cho mình thói quen đi tiểu mỗi 1 - 2 giờ dù chưa thực sự quá mắc. Dù cảm giác đi tiểu thường xuyên rất phiền, nhưng mẹ cũng phải tuân thủ nguyên tắc uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị táo bón. Thay vào đó, mẹ hãy tránh xa các món ăn cay nóng và thức uống chứa caffein vì nó sẽ làm gia tăng số lần tiểu són hơn.

  Ợ nóng

  Gần như thai phụ nào cũng bị ợ nóng.

  Để giảm thiểu các cơn ợ khó chịu này, mẹ nên giảm ăn các món giàu axit, chất béo và sữa trong thời gian này. Ngoài ra, thay vì ăn 3 bữa như trước thì nên chia nhỏ thành 6 bữa để tránh bị quá no. Quan trọng hơn hết là không nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong.

  Co thắt giả

  Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cũng thường xuyên cảm thấy nhói đau do các cơn co thắt giả.

  Các biểu hiện của chúng khá giống như báo hiệu mẹ sắp sinh, vì thế cần phải biết cách phân biệt chúng. Thường thì các cơn đau này sẽ bắt đầu từ bụng trước, trong khi cơn chuyển dạ thực sự lại đến từ phía sau rồi lan vòng sau vùng bụng trước.

  Sưng chân, giãn tĩnh mạch

  Đây cũng là một biểu hiện thường gặp ở thai phụ vào tam cá nguyệt thứ 3. Nhằm giúp giảm thiểu tình trạng, mẹ có thể dùng các loại tất chuyên dụng cho thai phụ. Ngoài ra, việc đi bơi cũng có thể giúp làm giảm áp lực trên cơ thể.

  Phía trên là những giải đáp về câu hỏi Tam cá nguyệt thứ 3 là gì và từ tuần bao nhiêu. Mẹ cũng nên lưu ý, khi cơ thể có dấu hiệu ở mức báo động như ra máu âm đạo, rò rỉ ối, đau bụng dai dẳng hoặc thấy thai không cử động thì phải nhanh chóng tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín như Nam Việt để được hỗ trợ nhanh chóng.

  Nếu cần bất cứ lời khuyên nào, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại cơ sở, hãy liên lạc sớm với chúng tôi bằng cách gửi tin nhắn vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE để cùng chuyên gia trao đổi trực tiếp.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.