Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị gì? Cách điều trị tại nhà

Tác giả:
Ngày đăng:
18/5/2021
Danh mục:
Bệnh Phụ Khoa

Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị gì và cách điều trị trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình sức khỏe của mình. Sau khi biết được nguyên do gây trễ kinh căng chướng bụng dưới bạn sẽ định hướng được cách chữa trị sao cho phù hợp.

Trễ kinh căng chướng bụng dưới là bị gì?

Trễ kinh căng chướng bụng dưới là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ rất hay gặp phải. Tuy nhiên lại có khá nhiều người tỏ ra xem nhẹ, cho rằng đây là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa, cơn căng chướng bụng thường chỉ lâm râm và biến mất chỉ vài giây sau đó nên các chị em không mấy để tâm và cứ lướt cho qua. Nhưng, trên thực tại nếu như hiện tượng chậm kinh đi kèm với cảm giác căng chướng bụng dưới kéo dài thì phải nghĩ đến những căn bệnh phụ khoa.

Một số nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải tình trạng trễ kinh căng chướng bụng dưới là:

1/ Phải chăng bạn đã mang thai?

Nếu bạn có đời sống tình dục thường xuyên và không thường sử dụng biện pháp bảo vệ thì khả năng cao bạn bị trễ kinh căng chướng bụng dưới là do mang thai. Nếu trước đấy 1 – 2 tuần, chị em phụ nữ có giao hợp mà không sử dụng phương pháp phòng tránh, hay phương pháp phòng tránh đã gặp trục trặc.

Lúc có thai, sự thay đổi của hormon sinh dục làm thay đổi đặc điểm sinh lý của chức năng tiêu hóa, khiến chu trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, dễ bị trào ngược axit dạ dày gây nên trường hợp căng chướng bụng dưới.

Bên cạnh đó, lúc mới có thai bạn sẽ có cảm giác rất thèm ăn. Chính vì vậy, khả năng cao sẽ dung nạp vào trong cơ thể các thực phẩm rất khó tiêu dẫn tới hiện tượng căng chướng bụng dưới. Nếu tình trạng trễ kinh căng chướng bụng dưới đi kèm với một vài biểu hiện sau đây thì tin chắc rằng bạn đã mang thai:

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, luôn có cảm giác muốn ngủ.

- Nhạy cảm với mùi, dễ bị buồn nôn và nôn.

- Tiểu nhiều lần, xuất hiện một ít máu báo thai.

- Thường có cảm giác chóng mặt, rối loạn tiêu hóa.

Lúc này, bạn hãy đi mua que thử thai (có bán ở các tiệm thuốc tây) để thử tại nhà, nên nhớ là phải thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng. Nếu kết quả cho thấy 2 vạch thì chắc chắn bạn đã có thai rồi, để kiểm tra bào thai bao nhiêu tuần tuổi và vị trí của thai bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay nhé.

Trường hợp bạn bị trễ kinh căng chướng bụng dưới nhưng chắc chắn không phải mang thai thì lại có rất nhiều nguyên nhân khác, bạn hãy tham khảo thêm nhé.

Xem thêm:

Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?

Chậm kinh đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Điều chỉnh kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai như thế nào?

2/ Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến, có hơn 90% người phụ nữ mắc phải chứng bệnh này. Bệnh ít nghiêm trọng ở giai đoạn đầu nhưng nếu không khắc phục sớm thì đó chính là "bàn đạp" của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt như: có kinh sớm, trễ kinh căng chướng bụng, đau bụng lâm râm trước ngày hành kinh, rong kinh, thiểu kinh, vô kinh, cường kinh, v.v.... Nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt cũng nhiều vô số kể. Do hormon sinh dục rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong cơ thể nên chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng khiến "nàng nguyệt san" không thể thích nghi.

- Tâm lý căng thẳng, lo âu, áp lực kéo dài hoặc trước ngày hành kinh 1 tuần bạn cảm thấy stress, có chuyện đau buồn hoặc quá lo âu về việc gì đó cũng sẽ khiến kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường.

- Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, làm việc nặng thường xuyên cũng khiến hormon sinh dục không thể tiết ra đầy đủ, tác động đến quá trình điều hòa kinh nguyệt hàng tháng.

- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng, nhiều chất độc hại và kích thích chính là yếu tố quan trọng làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn gây nên hiện tượng trễ kinh căng chướng bụng dưới.

- Tăng hoặc giảm cân quá đột ngột.

3/ Tuổi tác

Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là 2 thời điểm rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên. Bạn mới bước vào tuổi dậy thì hay bạn đã bước đến tuổi tiền mãn kinh rồi? Nếu bạn thuộc nhóm người ở hai độ tuổi này thì không cần quá lo lắng vì tình trạng rối loạn sẽ sớm ổn định lại. Việc cần làm lúc này là hãy nghỉ ngơi nhiều, tập luyện thể thao thường xuyên đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhé. Lưu ý: ở tuổi tiền mãn kinh sẽ rơi vào tình trạng loãng xương trầm trọng, hãy bổ sung nguyên tố canxi và vitamin E theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Nếu bạn không thuộc nhóm người kể ở trên, vậy bạn đang trong độ tuổi sinh sản thì hiện tượng trễ kinh căng chướng bụng chính là dấu hiệu để bạn nhận biết bệnh lý phụ khoa.

4/ Bệnh phụ khoa làm chậm kinh căng chướng bụng dưới

- Bệnh đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa thường gặp tại nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đó là tình trạng buồng trứng có nhiều nang trứng nhưng chúng đều không phát dục bình thường, không có hiện tượng chín và rụng vì thế không có tín hiệu co bóp tử cung, không thể hình thành kinh nguyệt, khiến ngày hành kinh đến trễ hơn bình thường, thậm chí còn mất kinh nhiều tháng.

Đa nang buồng trứng là nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở nữ giới, hoặc khó có con, bạn cần được chữa trị sớm để chức năng của buồng trứng sớm được phục hồi, đảm bảo khả năng sinh sản sau này. Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sinh sản thì có thể yêu cầu cắt bỏ buồng trứng để đề phòng những căn bệnh nguy hiểm hơn.

Các triệu chứng thường gặp giúp bạn nhận ra căn bệnh này:

+ Trễ kinh căng chướng bụng dưới do sự phát triển không bình thường của các nang trứng.

+ Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

+ Luôn có cảm giác đầy hơi.

+ Trễ kinh thường xuyên, trễ kinh nhiều lần, trễ kinh trong vài tháng, thậm chí là mất kinh.

- Viêm phần phụ

Phần phụ là nhóm cơ quan: buồng trứng và ống dẫn trứng. Tình trạng trễ kinh căng chướng bụng dưới đi kèm với những cơn đau nhói ở hố chậu bên phải, xuất huyết âm đạo bất thường chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan này.

Sự viêm nhiễm có thể xuất phát từ nguồn lây nhiễm ngược ở tử cung hoặc cổ tử cung lên. Chủ yếu ở những bạn đã bỏ thai bằng cách ngoại khoa. Có tiền sử bị u nang buồng trứng, điều trị phần phụ bằng các kỹ thuật ngoại khoa, phẫu thuật thắt ống dẫn trứng, v.v....

Viêm phần phụ là một trong những vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng và không thể tự hết, nếu có những dấu hiệu bên trên bạn hãy nhanh chóng khám chữa để ngăn cản sự viêm nhiễm lan rộng.

- U nang buồng trứng xoắn

U nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng vì một vài nguyên nhân nào đó mà bị ứ đọng việc dẫn truyền dịch, sự tắc nghẽn khiến nơi đây tạo thành cục u chứa dịch, mủ và máu bên trong. Đây là tổn thương lành tính cho đến khi nó phát triển to đến mức cảnh báo.

Thông thường những trường hợp u nang nhẹ sẽ tự hết, có thể bạn không cảm nhận được cơn đau, cảm giác chướng bụng cũng không nhiều. Nhưng nếu cảm giác này luôn thường trực, cũng như thường xuyên cảm thấy đau tức bên hố chậu phải, xuất huyết ngoài kỳ kinh thì có thể u nang đang phát triển lớn dần. Cần can thiệp loại bỏ u nang để ngăn ngừa biến chứng xoắn vòi trứng gây băng huyết và ảnh hưởng đến tính mạng.

5/ Bệnh tật đường tiêu hóa, tiết niệu

Trễ kinh căng chướng bụng dưới có thể còn là dấu hiệu của bệnh đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, v.v... đi kèm với đó là tình trạng rối loạn tiểu tiện, đau buốt,nước tiểu không thành dòng và thường xuyên phải rặn tiểu.

Ngoài vấn đề ở tiết niệu thì viêm đại tràng, bệnh trĩ, polyp đại tràng cũng là nguyên nhân gây nên những cơn chướng bụng, đau nhói ở bụng dưới.

Giải pháp khi bị trễ kinh căng chướng bụng dưới

Trễ kinh căng bụng dưới được điều trị bằng các phương án nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình hình sức khỏe cụ thể, bạn nên tới trực tiếp những cơ sở y tế để thăm khám, chú ý chỉ nên thăm khám tại các phòng khám, BV đáng tin cậy và có chất lượng chuyên môn tốt.

Bên cạnh việc điều trị là cần thiết, ngay bây giờ bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Một vài gợi ý cho bạn:

- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa, rửa sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Không tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian chưa rõ nguồn gốc.

- Thay đổi lối sống, loại bỏ thói quen không tốt, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện thể thao.

- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không ăn quá nhiều chất béo, đường bột, dầu mỡ. Thay vào đó là chế độ nhiều rau xanh, uống đủ nước, cung cấp vitamin thiết yếu.

- Hạn chế dùng thuốc tây, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục nếu chưa có ý định sinh con.

Bên trên là một vài thông tin về tình trạng trễ kinh căng chướng bụng dưới rất phổ biến ở chị em phụ nữ hiện nay, nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự hãy liên hệ bác sĩ để khám chữa ngay nhé. Khi cần giải đáp thêm bất kỳ thông tin về bệnh phụ khoa, bệnh kinh nguyệt thì có thể nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới để gặp bác sĩ của chúng tôi và nhận tư vấn miễn phí.

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website http://suckhoedoisong24h.webflow.io/.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.