Vết mổ bị mưng mủ làm thế nào? Có nguy hiểm không?

Tác giả:
Ngày đăng:
20/9/2021
Danh mục:
Phòng khám đa khoa

  Vết mổ bị mưng mủ làm thế nào? Có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi mà các thai phụ sau sinh thường đặt ra do lo lắng khi trông thấy vết mổ có dấu hiệu bất thường và không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không.

  Thông thường, hầu hết các vết mổ sau sinh đều sẽ lành nếu làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ, khi đó chúng đều chỉ để lại một vệt mờ và không lồi ở phía trên khu vực tam giác. Tuy nhiên, một vài trường hợp sau sinh do chăm sóc sai cách hoặc thể trạng sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ, chảy dịch hoặc tấy đỏ khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy vô cùng hoang mang và không biết phải làm thế nào để khắc phục.

Vì sao vết mổ lại bị mưng mủ?

  Nếu chị em lựa chọn sinh mổ, trên người của họ sẽ phải chịu 2 vết rạch. Một đường xảy ra ở tử cung và một đường sẽ nằm ở vùng bụng dưới. Nếu như các mẹ cảm thấy vết mổ sau sinh có biểu hiện hơi đau, đỏ và có dịch trong chảy ra thì đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường trong thời gian 1 – 2 tuần đầu.

  Tuy nhiên, nếu như triệu chứng dần có xu hướng tăng lên về mức độ, thậm chí có biểu hiện mưng mủ, sưng và trở nên cứng thì đó chính là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm và mủ đã bị ứ ở bên trong.

  Theo kết quả của một cuộc khảo sát, cho biết là có từ 2 – 15% ca sinh mổ xảy ra tình trạng nhiễm trùng sau sinh. Điều này là do vết thương đã tiếp xúc với các vi trùng trong môi trường, ngoài ra còn có thể gây nên bởi các tác nhân như bị viêm mô tế bào hay nhiễm trùng đường tiểu.

  Trong đó, Staphylococcus aureus chính là “thủ phạm” chính gây nên các tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh phổ biến. Ngoài ra còn có thể là các loại vi khuẩn khác như Enterococcus và E.coli gây nên, chúng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cục bộ hoặc có thể lan rộng đến các cơ quan khác như bàng quang hay là đường tiết niệu.

  Các yếu tố khác như tuổi tác, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cân hoặc thai song sinh cũng có thể làm gia tăng tỷ lệ mưng mủ sau sinh mổ. Cùng với đó, các trường hợp khác như là kiểm tra âm đạo nhiều lần, sinh nở hoặc sinh mổ quá lâu, dùng kháng sinh dự phòng, áp dụng gây mê ngoài màng cứng hoặc thường xuyên sẩy thai cũng là lý do khiến cho vết thương sau khi sinh mổ dễ bị nhiễm trùng và xảy ra tình trạng mưng mủ.

Vết mổ bị mưng mủ có nguy hiểm không?

  Hiện tượng mưng mủ tại vết mổ sau sinh là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, nếu không được xử lý sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến người mẹ.

  Hiện nay, dưới sự phát triển của y học và công nghệ, việc chị em lựa chọn một địa chỉ sinh nở uy tín và loại phẫu thuật mà bác sĩ chỉ định thực hiện có thể tác động rất nhiều đến tỷ lệ nhiễm khuẩn, đồng thời còn có khả năng phát sinh nhiều hệ lụy sau này. Đây là một vấn đề cần được các chị em cẩn trọng và cân nhắc, vì đây chính là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều chị em lựa chọn tiến hành sinh mổ không chỉ ở riêng nước ta mà còn ở cả những quốc gia có nền y học tiên tiến.

  Nếu không được nhanh chóng xử lý, người mẹ sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ và hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhẹ thì thời gian nằm viện phải bỏ ra nhiều hơn, kèm theo đó còn có sự gia tăng về mức phí điều trị; nặng thì xảy ra các biến chứng như hoại tử, nhiễm trùng cơ quan và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vết mổ bị mưng mủ làm thế nào?

  Bình thường, vết mổ có dấu hiệu hồi phục sẽ có biểu hiện sưng đỏ, đau và hơi có mủ. Vị trí sưng đỏ có thể nằm trong phạm vi 2 – 3mm quanh miệng vết thương hoặc có thể rộng hơn.

  Đau cũng là biểu hiện kèm theo thông thường, nhưng hiện tượng sưng đau cũng chỉ diễn ra đến ngày thứ 2 sau đó rồi sẽ giảm dần. Còn nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng ra ngoài vết thương, vi khuẩn sẽ theo sau đó mà xâm nhập và tạo nên các vết đỏ, nếu như lan vào máu thì người bệnh sẽ có dấu hiệu bị sốt.

  Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, mẹ hãy thực hiện động tác thấm và chườm nước muối theo công thức 2 muỗi cà phê muối đi cùng với 1 lít nước, sau đó thì tiến hành lau khô và cứ như vậy mà thực hiện 3 lần mỗi ngày với mỗi lần là 15 phút. Mặt khác, nếu vết thương đã được khâu lại, thì tuyệt đối không được ngâm nước vì điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  Còn với trường hợp nghiêm trọng hơn, người mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của cơ sở y tế gần nhất khi:

  • Vết thương quá đau;
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân;
  • Vết thương xuất hiện vệt đỏ kéo dài;

  Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh có thể liên hệ đến bác sĩ trong vòng 24h tới khi có biểu hiện:

  ⚠️ Vết thương có mủ hoặc chảy mủ trực tiếp ra bên ngoài;

  ⚠️ Nổi mụn ở vị trí vết khâu;

  ⚠️ Vết thương bị nhiễm trùng và có biểu hiện đau dù đã qua 2 ngày.

  Phía trên là những giải đáp về các câu hỏi “Vết mổ bị mưng mủ làm thế nào? Có nguy hiểm không”. Nhìn chung, khi gặp phải các tình trạng bất thường thì các mẹ nên nhanh chóng liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ nhằm tránh tình trạng nguy hiểm.

  Nếu còn có câu hỏi nào khác, mọi người có thể gọi đến số HOTLINE để được hỗ trợ ngay bởi chuyên gia sản phụ khoa tại cơ sở của chúng tôi.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.