Viêm da tụ cầu: Nguyên nhân, Triệu chứng,Thuốc điều trị

Tác giả:
Ngày đăng:
7/2/2021
Danh mục:
BỆNH DA LIỄU

Viêm da tụ cầu nguyên nhân, Triệu chứng,Thuốc điều trị tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin sẽ được cung cấp đầy đủ nhất đến Quý đọc giả qua bài viết sau. Mời Quý đọc giả quan tâm theo dõi để có được những kiến thức hữu ích xoay quanh bệnh viêm da tụ cầu.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tụ cầu

Bệnh lý viêm da tụ cầu thường gây tổn thương ở nang lông, là những mụn mủ mọc lên tại lỗ chân lông khắp cơ thể, ngoại trừ khu vực lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm da tụ cầu thường được chia làm 4 thể bệnh chính, mỗi thể bệnh sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu nhận diện riêng biệt, cụ thể như:

Viêm da tụ cầu thể viêm nang lông nông

Thể viêm nang lông nông là tình trạng viêm nông ở phần đầu của lỗ chân lông, thường gặp ở phần đầu, trán, gáy, cằm và lưng. Bệnh với các triệu chứng nhận biết như lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau nhẹ, xuất hiện mụn mủ nhỏ, xung quanh nang lông có quầng viêm. Sau vài ngày mụn mủ sẽ bị vỡ, và khô lại thành các lớp vảy có màu nâu sẫm hình tròn. Khi lớp vảy này bị bong ra thường không để lại sẹo, nhưng sẽ để lại các chấm sẹo nhỏ, tóc rụng trụi đối với da đầu trẻ nhỏ.

Viêm nang lông sâu

Thể viêm nang lông sâu là tình trạng viêm nhiễm sâu trong lỗ chân lông, thường xuất hiện ở khu vực: cằm, mép, gáy, ria tóc, đầu và có tính chất diễn biến dai dẳng, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Triệu chứng đặc trưng của thể viêm nang lông sâu là tình trạng xuất hiện nhiều mụn mủ quanh lỗ chân lông. Sau đó, bắt đầu nhiễm khuẩn sâu vào lớp trung bì da và lan rộng thành mụn mủ tập trung thành từng cụm hoặc riêng lẻ, cứng cộm, sần sùi.

Đinh nhọt

Đinh nhọt là mức độ viêm da tụ cầu nghiêm trọng hơn khi có sự xâm nhập của vi khuẩn có độc tố cao gây viêm. Bệnh gây viêm toàn bộ nang lông, tạo thành các vết loét sâu ở da, thậm chí có thể gây hoại tử da nếu không được xử lý sớm. Bệnh thường gặp ở vùng gáy, lưng, mông và hai bên cánh tay chân.

Nhọt ổ gà

Bệnh là tình trạng viêm nang lông kết hợp với viêm tuyến hôi ở vùng nách tạo thành túi u bã. Nếu u bã nổi ở nang lông vùng nách sẽ được gọi là nhọt ổ gà. Ban đầu các nhọt ổ gà sẽ rất cứng và sau đó mềm dần rồi vỡ chảy mủ. Nhọt ổ gà thường diễn biến kéo dài, đặc biệt là vào mùa hè và dễ tái phát lại.

XEM THÊM:

10 Phòng khám da liễu Sài Gòn tốt nhất

7 Cách trị hắc lào ở háng và mông hiệu quả cao nhất

15 Cách chữa nám da tại nhà hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tụ cầu

Viêm da tụ cầu là do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn tụ cầu và liên cầu kết hợp với nhau gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi trên da, các loại vi khuẩn này sẽ sinh sôi và phát triển, gây các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể là tăng nguy cơ mắc viêm da tụ cầu như:

  • Cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, mắc các bệnh da liễu kéo dài,…
  • Các vết thương hở, trầy xước không được sát khuẩn, băng bó kỹ càng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây bệnh.
  • Sống ở môi trường có không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, độ ẩm cao dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày kém, không đúng cách khiến da trở thành nơi tích tụ của nhiều vi khuẩn.
  • Người làm việc phải ngâm người hoặc chân tay lâu trong nước bẩn.
  • Các tuyến mồ hôi trong cơ thể hoạt động mạnh gây ẩm ướt, tắc bí da kéo dài.

Sử dụng thuốc điều trị viêm da tụ cầu như thế nào hiệu quả

Viêm da tụ cầu được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi thể bệnh sẽ tương ứng với một phác đồ thuốc điều trị riêng biệt. Sau khi thông qua thăm khám, xác định cụ thể trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị thích hợp.

Điều trị viêm da tụ cầu thể viêm nang lông nông

Có thể dùng cồn iốt nồng độ 1-3% hoặc dung dịch xanh methylen 1% bôi trực tiếp lên vùng da bệnh. Loại thuốc này sẽ có tác dụng giúp diệt khuẩn, làm sạch và dịu bớt các triệu chứng bệnh.

Viêm nang lông sâu

Có thể dùng thuốc như cồn iot 1-3% hay dung dịch xanh methylen 1% để sát khuẩn tại chỗ và giải độc tố của khuẩn tụ cầu. Sau đó dùng thuốc mỡ Penixilin (Chlorocid 1%; Oxyd vàng thuỷ ngân 10%; Bactroban; Fucidin;...) để giảm tiêu viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời, thể kết hợp bổ sung thêm vitamin C, B, A,… sẽ giúp làm dịu và lành thương nhanh hơn.

Đinh nhọt

Dùng cồn Iot 3 – 5% chấm vào các nốt đinh nhọt để sát khuẩn cho da, không nên nặn nhọt sớm.

Nhọt ổ gà

Dùng thuốc tím pha loãng, dung dịch povidon iot 10% để làm sạch da,… Sau đó, thoa thuốc mỡ Chlorid 1%, Bactroban, Eosin 2%,..để điều trị.

Để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, cần đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa Da liễu y tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Qua bài viết Viêm da tụ cầu: Nguyên nhân, Triệu chứng,Thuốc điều trị hy vọng đã phần nào giúp cho Quý đọc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh viêm da tụ cầu.

Nếu còn thắc mắc không rõ về bệnh viêm da tụ cầu hay các vấn đề về bệnh da liễu nói chung cần được giải đáp thêm. Đừng ngần ngại hãy nhấp vào KHUNG CHAT hoặc gọi đến HOTLINE để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe!

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline hỗ trợ miễn phí: 02862857515

Tư vấn sức khỏe online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.