8 Hình ảnh mụn nhọt dễ nhận biết nhất

Tác giả:
Ngày đăng:
12/11/2021
Danh mục:
BỆNH DA LIỄU

  8 Hình ảnh mụn nhọt dễ nhận biết nhất là tình trạng nổi nhọt tại những vị trí trong tầm quan sát của chúng ta và có thể dễ dàng nhận ra thông qua biểu hiện sưng và cương mủ ở mụn. Chúng ta thường cho rằng, nhọt là một biểu hiện bình thường ở mụn và chúng sẽ mau chóng lành sau đó nên không cần phải quá mức quan tâm, nhất là ở nam giới. Tuy nhiên, một số trường hợp chúng có thể kéo theo những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng cực kỳ đến vẻ ngoài và sức khoẻ của chúng ta sau này. Vậy để hiểu rõ hơn về bản chất của loại mụn này, nhận thức được các ảnh hưởng bởi chúng và có được cách điều trị cũng như phòng ngừa chúng hiệu quả thì xin mời mọi người cùng theo dõi các chia sẻ sau.

Nhọt là gì? Gây nên do đâu?

  Đây là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng da với điểm xuất phát thường là ở lỗ chân lông hoặc ngay tại tuyến tiết ra bã nhờn.

  Mới ban đầu, vùng da bị nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện nhiễm trùng, sưng đỏ với cục u cứng nổi ở phía trung tâm. Sau thời gian từ 4 - 7 ngày, cục u bắt đầu lớn dần và có dịch mủ hình thành bên dưới. Chúng thường phân bố tại những vị trí có nếp gấp, ẩm và hay ra mồ hôi như mặt, cổ, vai, nách hoặc mông, còn nếu như chúng mọc ngay ở mí mắt thì sẽ được gọi là mụt lẹo. Trường hợp nhiều nhọt tập trung thì sẽ nguy hiểm hơn và được gọi là nhọt cụm.

  Ngay khi khởi phát, nhọt chỉ có kích cỡ như hạt đậu. Đến khi hình thành dịch mủ, chúng sẽ trở nên lớn và đau hơn rất nhiều, nền da xung quanh cũng sẽ trở nên sưng và chuyển sang màu đỏ với phần đỉnh có đính nhân mủ có màu vàng hoặc trắng. Qua một thời gian, khi phần đầu nhân vỡ ra thì dịch thoát ra ngoài, trường hợp bị nhọt cụm thì còn sẽ bị sốt và mệt mỏi toàn thân.

  Tình trạng lên mụn nhọt hầu hết là do tụ cầu khuẩn, chúng có thể lần mò vào lỗ chân lông theo sợi lông hoặc vết cắt trên người. Mặt khác, những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, đề kháng yếu, ý thức vệ sinh kém, thiếu dinh dưỡng hoặc tiếp xúc lâu với hoá chất gây hại da sẽ có nguy cơ nổi mụn nhọt cao hơn.

Nhọt có thể gây ra ảnh hưởng gì?

  Thông thường, nhọt ít khi gây ra biến chứng và dù có thì cũng không nhiều, nhưng hầu hết đều sẽ tiến triển thành nhọt tái phát, nghĩa là người đó sẽ bị nổi mụn nhọt với tần suất quá 3 lần/ năm. Khi đó, nhọt trên cơ thể họ sẽ có xu hướng phát tán và lây lan nhanh cũng như dễ hơn, nhất là trong môi trường sống tập thể. Chúng thường tái phát ở nơi có nếp gấp như phần da dưới ngực, dưới cánh tay, dưới nếp bụng và bẹn.

  Ngoài ra, một số người khi bị mắc phải bệnh viêm tuyến mô hôi mủ sẽ có biểu hiện tương tự như nhọt tái phát, nhưng đây là bệnh mang tính nghiêm trọng hơn bởi chúng có thể mang đến sẹo xấu và trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.

  Cùng với đó, tình trạng nhiễm trùng thứ phát do nhọt cũng khá thường gặp, chúng có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu khi có vi khuẩn tấn công vào đường máu. Tuy nhiên, chúng có thể được phòng ngừa bằng cách thăm khám sớm và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị và phòng ngừa nhọt như thế nào?

  Thông thường, nhọt không phải là tình trạng cần can thiệp ngay, nhưng nếu sức khoẻ của bệnh nhân vốn đã tồn tại vấn đề, bị sốt rét run kèm nhọt và có những biểu hiện nhiễm trùng sau đây thì cần phải được cấp cứu nhanh trong thời gian sớm:

  • Vùng da xung quanh đỏ, sưng, nóng và đau
  • Có nhiều nhọt khác nổi lên xung quanh nhọt ban đầu
  • Sốt, sưng hạch...

  Trường hợp có nhọt lớn hoặc nhọt cụm, người bệnh cũng nên chủ động đi thăm khám để được kiểm tra và chích nhọt để đảm bảo an toàn, trường hợp nhọt tự mềm mà không vỡ để thoát dịch thì cũng cần phải can thiệp.

  Nếu cần, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh để xử lý tình trạng nhiễm trùng, nhất là với trường hợp nổi mụn trên mặt bởi nguy hiểm để lại sẹo xấu lúc này là khá cao nếu không can thiệp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết nhằm có thêm được thông tin chính xác về nguyên nhân bệnh lý cũng như mức độ bệnh, hoặc thậm chí còn được dùng để làm thí nghiệm về khả năng kháng thuốc của vi khuẩn để từ đó đưa ra loại kháng sinh phù hợp.

  Nhìn chung, nhọt dù là tự vỡ hay được rạch tại cơ sở y tế, người bệnh đều phải theo dõi thường xuyên và chăm sóc cho đến khi lành, đồng thời tuân thủ theo các chỉ định từ phía bác sĩ.

  Song song đó, dù không thể ngăn ngừa ngọt xuất hiện nhưng có thể giảm thiểu việc chúng lây lan bằng cách vệ sinh vết thương thường xuyên và đắp lại bằng băng gạc sạch. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng đừng quên giặt chăn màn sạch bằng nước nóng và sấy khô để diệt khuẩn, đồng thời tránh dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân có tiếp xúc với da như khăn, dao cạo...

  Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về mụn nhọt. Mọi thắc mắc khác về bài viết hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại cơ sở chúng tôi, vui lòng nhắn tin vào KHUNG CHAT hoặc gọi điện qua số HOTLINE dưới đây để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.