Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không?

Tác giả:
Ngày đăng:
23/8/2021
Danh mục:
Bệnh Xã Hội

  Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không là thắc mắc mà nhiều người dân đặt ra trước thực trạng số ca nhiễm HIV có xu hướng gia tăng tại nước ta. Mỗi năm, có đến hơn 8000 trường hợp bị nhiễm bệnh mới được phát hiện và tỷ lệ tử vong đạt đến 50% trong số đó.

  Căn bệnh thế kỷ này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người mắc bệnh, mà còn có khả năng tác động đến mọi người xung quanh thông qua việc lây nhiễm dưới mọi hình thức. Vậy nên, để có thể phòng tránh bệnh lý này một cách khoa học thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết được những kiến thức liên quan, các con đường lây truyền cũng như tìm hiểu xem liệu nó có thể lây qua đường nước bọt hay không.

Tìm hiểu về căn bệnh thế kỷ HIV

  Đây là một căn bệnh gây nên bởi virut và dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Về cơ bản, bệnh lý này có thể lây truyền qua 3 con đường phổ biến là đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu và từ mẹ sang con trong thời gian mang thai, sinh nở và cho bú.

  AIDS là thuật ngữ nói về giai đoạn cuối của căn bệnh này. Nó sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn hại hoàn toàn và không còn khả năng để phòng chống lại các tác nhân bên ngoài gây nên bệnh và khiến cho người đó phải tử vong.

Các con đường lây truyền bệnh HIV phổ biến

  Như đã trình bày, HIV có thể lây qua 3 con đường chính là đường máu, đường tình dục và mẹ sang con. Cụ thể như sau:

  Qua đường máu:

  Các virut gây bệnh HIV chủ yếu tồn tại trong máu cũng như các thành phần khác liên quan như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương và các chất làm đông máu. Do đó, khi người lành không may tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh hoặc các chế phẩm có liên quan đến máu của người bị HIV thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

  Việc lây truyền sẽ diễn ra dưới các trường hợp sau:

  • Dùng chung vật liệu y tế, cụ thể là các loại bơm kim tiêm, kim châm cứu, các dụng cụ phẫu thuật, khám chữa bệnh chưa qua tiệt trùng và tiến hành xuyên cắt vào da;
  • Tiếp xúc chung các dụng cụ liên quan đến ngành thẩm mỹ như đồ xăm mi, xăm mày, vật dụng cá nhân có nguy cơ dính máunhư dao cạo, bàn chải đánh răng...
  • Lây truyền trực tiếp qua vết thương hở, da hoặc niêm mạc bị xây xát.
  • Lây truyền từ việc truyền máu hoặc các sản phẩm liên quan như mô, tạng của người nhiễm HIV, hay gián tiếp qua dụng cụ không được tiệt trùng đúng cách.

   Qua đường tình dục

  Việc lây truyền diễn ra khi mà các dịch thể chẳng hạn như máu hay dịch tiết sinh dục của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể của người lành.

  Khi đó, tất cả hình thức quan hệ có tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người bệnh bao gồm qua đường hậu môn, âm đạo hay đường miệng đều sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV.

  Mức độ nguy cơ ở mỗi loại là khác nhau khi không xài bao cao su làm dụng cụ bảo hộ. Trong đó cao nhất sẽ là qua đường hậu môn, tiếp đến là âm đạo và cuối cùng là đường miệng

  Mẹ sang con

  Vào giai đoạn mang thai, HIV có thể từ máu của mẹ đi vào rau thai để vào cơ thể thai nhi. Cho đến lúc sinh, HIV sẽ đi từ các chất dịch như nước ối, dịch âm đạo của mẹ đi vào người trẻ trong quá trình đẻ, hoặc thông qua các vết loét tại cơ quan sinh dục dính vào niêm mạc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thời điểm cho con bú cũng có thể làm lây HIV qua sữa hoặc qua vết nứt ở núm vú của mẹ, đặc biệt là khi trẻ xảy ra các tổn thương ở niêm mạc miệng.

Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không?

  Các hình thức lây nhiễm chủ yếu là sẽ thông qua dịch tiết, trong đó sẽ bao gồm máu, dịch tiết sinh dục và sữa mẹ. Đối với các loại dịch tiết khác nếu như không pha lẫn 3 loại dịch trên thì sẽ được xem như là an toàn.

  Do đó, nếu chỉ là nước bọt đơn thuần thì khả năng lây nhiễm HIV gần như bằng không. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện vết thương hoặc gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, lỡ miệng thì nguy cơ sẽ gia tăng đáng kể.

  Khi nói về nguy cơ lây nhiễm qua đường nước bọt, ta sẽ xét các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp như quan hệ qua đường miệng hoặc hôn sâu. Ngoài ra còn các hành vi gián tiếp như là hôn lên má, dùng chung vật dụng ăn uống như chén đũa, đồ dùng vệ sinh răng miệng như bàn chải đánh răng, đồ cạo lưỡi…

  Đầu tiên, việc quan hệ qua miệng là thuộc nhóm lây nhiễm qua đường tình dục nên nguy cơ vô cùng cao. Riêng động tác hôn sâu và có trao đổi nước bọt, do có nguy cơ pha loãng với máu của người bệnh thì hành vi này cũng cần được cân nhắc dù tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn.

  Với trường hợp dùng chung bàn chải hoặc đồ cạo lưỡi, thì khả năng mắc bệnh cũng tương đối cao vì tỉ lệ chảy máu răng lợi khi vệ sinh răng miệng là rất phổ biến. Rất may, hành vi trao đổi đồ dùng này rất hiếm khi xảy ra và chỉ thường gặp ở các cặp đôi sống chung hoặc vợ chồng.

  Còn các hành vi dùng chung đồ như ăn chung chén đũa, uống chung ly vốn dĩ là những tiếp xúc thông thường. Thực tế là vẫn chưa có ghi nhận nào nói về việc bị lây nhiễm do các tiếp xúc này. Tuy nhiên, trong tình huống tiếp xúc lâu dài chẳng hạn như sống chung thì có thể làm gia tăng nguy cơ.

  Phía trên là những giải đáp về vấn đề “Bệnh hiv có lây qua đường nước bọt không?”, hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như có được các phương án phòng ngừa thích hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Nếu còn có thắc mắc nào khác về bài viết, vui lòng nhắn tin vào KHUNG CHAT hoặc gọi điện đến HOTLINE để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.