Các cách lấy bã đậu amidan tại nhà
Đau họng, hơi thở có mùi hôi,… là những nguyên nhân gây trở ngại trong giao tiếp giữa người với người và nó cũng là triệu chứng đầu tiên và đặc trưng của bệnh sỏi amidan hay còn gọi là bã đậu amidan. Vậy bã đậu amidan được hình thành như thế nào hãy cùng suckhoedoisong24 tìm hiểu nhé!
Sỏi amidan tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm trở ngại cho quá trình giao tiếp, vì vậy người bệnh cần có cách chữa sỏi amidan ( bã đậu amidan) nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn anh toàn và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Vậy sỏi amidan là gì? Hình thành như thế nào?
Amidan là tổ chức hạch lympho ở vùng hầu họng, có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Sỏi amidan là tình trạng xuất hiện những khối màu trắng hoặc vàng trên amdian, thường xuất hiện ở amidan khẩu cái. Sở dĩ tình trạng sỏi amidan xảy ra là do cấu tạo của amidan, có nhiều hốc nhỏ, lồi lõm, nên thức ăn dễ bị mắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển,lắng đọng các chất cặn bã và tạo nên sỏi amidan.

Nguyên nhân dẫn tới sỏi amidan là gì?
Sỏi amidan hình thành dựa trên quá trình tích tụ, lắng đọng của thức ăn dư thừa, các dịch mắc lại trong các hốc amidan. Sau một thời gian dài cộng với sự hoạt động của vi khuẩn khoang miệng, chúng biến thành các u bã đậu có kích thước từ hạt gạo đến hạt lạc. Ngoài ra, còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: viêm xoang mãn, viêm amidan mãn, chế độ ăn uống dư thừa canxi, sử dụng quá nhiều chất kích thích và thuốc lá và vệ sinh răng miệng chưa kĩ,…
Triệu chứng cụ thể như nào?
Dễ nhận thấy đầu tiên đó là đau họng và hơi thở có mùi hôi,bề mặt amidan xuất hiện những chấm trắng, amidan xưng to, khó nuốt,….
Khi bạn xuất hiện những dấu hiệu này cần tiến hành thăm khám để việc chữa trị đạt hiệu quả tối ưu.
Sỏi amidan có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Sỏi amidan sẽ không gây nguy hiểm cho cơ thể, tuy nhiên nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp cũng như chế độ ăn uống.
Mức độ nguy hiểm của amidan sẽ phụ thuộc vào kích thước sỏi cũng như cách vệ sinh, xử lý. Vì thế cần chữa trị sớm trước khi sỏi ở dạng kích thước lớn hơn. Trường hợp sỏi nhỏ thì sau khi xử lý hầu như không gây hại đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu kích thước sỏi lớn có thể khiến amidan bị biến dạng và ảnh hưởng tới chức năng tai – mũi – họng.Bên cạnh đó, sỏi amidan còn là khu trú của rất nhiều vi khuẩn gây viêm amidan và phát triển thành viêm amidan hốc mủ bã đậu, thậm chí áp xe amidan.
Bã đậu amidan có tự lấy ở nhà được không? Có những cách nào?
· Chữa sỏi bằng bài thuốc dân gian:
Đối với những sỏi amidan có kích thước nhỏ và mới hình thành có thể tham khảo qua các bài thuốc dân gian với các nguyên liệu dễ tìm này.
1. Dùng giấm táo: Pha loãng giấm táo cùng nước lọc và súc miệng hàng ngày. Acid axetic có trong giấm táo có tác dụng bào mòn sỏi. Đồng thời,acid này cũng giúp sát trùng, giảm viêm góp phần điều trị triệu chứng hôi miệng do sỏi amidan gây ra.

2. Dùng nước chanh: Pha nước chanh loãng dùng để súc miệng hàng ngày. Có thể cho thêm ít muối để tăng tính sát khuẩn. Acid citric có trong chanh có tác dụng làm giảm kích thước sỏi qua cơ chế bào mòn. Ngoài ra, muối kèm acid có tác dụng sát trùng diệt khuẩn.

3. Ăn tỏi, súc miệng bằng nước muối: Phương pháp này không giúp loại bỏ sỏi amidan nhưng có tính sát khuẩn và loại bỏ mùi hôi rất tốt. Mọi người có thể áp dụng để chữa chứng hôi miệng gây ra bởi sỏi amidan.

Tuy nhiên, phương pháp từ dân gian đều phụ thuộc vào cơ địa cũng như sự kiên trì của mỗi người. Nếu có thời gian, hãy nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
· Chữa bã đậu amidan bằng tăm bông, bàn chải:
Nếu sỏi có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí dễ lấy, bạn có thể lấy sỏi bằng tăm bông hoặc bàn chải hoặc bằng máy tăm nước. Thực hiện việc lấy sỏi amidan như sau:
1. -Tăm bông: Dùng gương và soi đèn để xác định vị trí của sỏi,lấy tăm bông và khều viên sỏi ra một cách nhẹ nhàng. Lưu ý: không dùng lực quá mạnh vì có thể đẩy viên sỏi vào sâu hơn, khó lấy ra được.

2. -Bàn chải đánh răng: Trong trường hợp sỏi khó lấy hơn, bạn cóthể dùng bàn chải đánh răng. Dùng mặt lông mềm của bàn chải, cọ xát nhẹ nhàng bề mặt amidan để chà sỏi ra ngoài.
3. Bằng máy tăm nước: Áp lực của nước bắn ra từ máy tăm nước có thể lấy sỏi amidan ra ngoài. Bật máy tăm nước ở chế độ vừa phải, từ xa xịt trực tiếp vào vị trí sỏi amidan. Sỏi nằm trong các hốc dưới áp lực nước sẽ bị đẩy ra ngoài.

Sau khi dùng các dụng cụ lấy sỏi amidan, bạn nhớ súc miệngthật kỹ để loại bỏ sỏi ra ngoài và làm sạch những vụn sỏi còn sót lại. Đồng thời,cần vệ sinh miệng sạch sẽ để phòng ngừa sỏi tái phát.
Trên đây là Các cách lấy bã đậu amidan tại nhà, tuy nhiên bạn vẫn nên đến thăm khám bác sĩ để có liệu trình chữa trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể trang bị cho mình một số cách để phòng ngừa bã đậu amidan: Súc miệng sau mỗi bữa ăn, ngày đánh răng ít nhất 2 lần và không ăn những thức ăn chưa quá nhiều muối: người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, dăm bông và các thực phẩm muối chua.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về sỏi amidan ( bã đậu amidan) cũng như cách chữa sỏi amidan tại nhà và cách phòng ngừa. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<