Hình ảnh ghẻ phỏng và thuốc bôi trị tại nhà

Tác giả:
Ngày đăng:
26/7/2021
Danh mục:
BỆNH DA LIỄU

  Hình ảnh ghẻ phỏng và thuốc bôi trị tại nhà là những thông tin có liên quan đến bệnh da liễu mà người dân muốn tìm hiểu để có được cách chữa trị cũng như phòng ngừa ngay tại nhà.

  Hiện nay, vẫn còn có rất nhiều người dân không hề biết gì về bệnh ghẻ phỏng ngoài trừ cái tên, họ chỉ mới nghe nói đến lần đầu và chưa có khái niệm thực sự về căn bệnh này, trong khi nó lại là một trong những bệnh phổ biến về da tại nước ta. Vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh ghẻ phỏng, hình ảnh và dấu hiệu mắc bệnh, cũng như thuốc bôi trị tại nhà hiệu quả thì đừng nên bỏ lỡ các chia sẻ sau đây.

Tìm hiểu về ghẻ phỏng và dấu hiệu mắc bệnh

  Theo chia sẻ của các chuyên gia, ghẻ phỏng là một bệnh lý nhiễm trùng về da ở mức độ nhẹ. Chúng có thể xuất hiện với mọi đối tượng ở bất kỳ độ tuổi, nhưng phổ biến sẽ là ở những người có đề kháng yếu và thường gặp nhất chính là trẻ em.

  Tác nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn, chúng có thể tồn tại trong môi trường như đất hoặc ở móng của sinh vật, đồng thời có tính lây lan mạnh nên có thể lây giữa người và người và cả từ thú vật sang con người. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh thậm chí có thể lan rộng và trở thành đại dịch, nhất là ở những môi trường đông đúc người như trường học, nhà trẻ hay công sở.

  Do đó, người dân nên nhanh chóng điều trị khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau:

   Ban đầu, da sẽ nổi vệt đỏ sau đó dần phồng lên thành mụn nước trông như bị phỏng;

   Các vệt đỏ và mụn nước sẽ gây ra cảm giác ngứa cho người bệnh, nhưng khi dùng tay cào sẽ làm cho chúng bị bong tróc và chảy dịch;

   Khi các mụn nước này bị bể, chúng sẽ tạo thành các mảng màu vàng trên da;

   Bên trong dịch chứa rất nhiều khuẩn bệnh, việc gãi sẽ làm chúng có cơ hội lây lan sang những nơi khác và tạo nên các nốt phỏng mới ở vùng da lành.

Gợi ý một vài loại thuốc bôi trị ghẻ phỏng hiệu quả

  Dù bệnh chỉ ảnh hưởng trên da ở mức độ nhẹ và sẽ không để lại sẹo khi khỏi. Nhưng nếu không được xử lý tốt, nó có thể tiến triển xấu và dẫn đến các biến chứng khác như viêm cầu thận.

  Bởi thế, để phòng ngừa sự phát triển của bệnh cũng như hạn chế các hậu quả không tốt có thể xảy ra, người bệnh cần đi thăm khám sớm.

  Thông thường, để đưa ra được chẩn đoán chính xác, bước đầu tiên chuyên gia sẽ kiểm tra khu vực bất thường trên da. Trường hợp không thể đưa ra kết luận cụ thể về bệnh lý, chuyên gia sẽ chỉ định người bệnh thực hiện sinh khiết để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn dưới kính hiển vi, sau đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

  Mục đích của việc điều trị bệnh lý này chủ yếu là ở công tác phòng ngừa lây lan, cũng như giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi được các triệu chứng khó chịu thông qua một số thuốc bôi ngoài như:

   Crotamiton 10% (Eurax): Đây là kem bôi điều trị tại chỗ có tác dụng giảm ngứa và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm trên da do vi khuẩn. Sản phẩm được được khuyến cáo dùng mỗi ngày 1 lần và chỉ bôi tối đa trong 2 ngày. Ngoài ra, thuốc chống chỉ định ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và người trên 65 tuổi.

   Benzyl benzoat 33%: Do thuốc sở hữu công hiệu tuyệt vời trong việc làm giảm triệu chứng ngứa ở da, nên thường được dùng để điều trị các bệnh như ghẻ lở hoặc chấy rận. Thuốc chỉ nên dùng 2 lần mỗi ngày và tuyệt đối không dùng trong thời gian dài ở liều cao, bởi nó có thể hấp thu qua da và làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Ngoài ra, người dùng nên tránh dùng thuốc bôi lên mặt và nhất là ở khu vực gần mắt.

   D.E.P: Sản phẩm này là thuốc mỡ bôi ngoài da, không mùi với công dụng chủ yếu là dùng để điều trị bệnh ghẻ phỏng. Liều dùng theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm là 2 - 3 lần/ ngày và nên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ trước khi bôi.

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa ghẻ phỏng

  Sau khi dùng thuốc, cơn ngứa gây nên bởi bệnh vẫn có thể kéo dài trong một thời gian.

  Vì thế, để có thể làm giảm cảm giác khó chịu trên da, người bệnh có thể lấy khăn sạch ngâm trong nước đá rồi đắp lên vùng da ngứa, cứ thực hiện thao tác này khoảng 2 - 3 lần thì sẽ cảm nhận cơn ngứa lùi dần.

  Ngoài cách này ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn việc tắm bằng xà phòng nhằm làm giảm cơn ngứa và phòng ngừa khả năng lây nhiễm.

  Cùng lúc đó, để hạn chế tính lây lan của bệnh, người bệnh cũng nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Chỉ dùng thuốc khi trải qua thăm khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Hành vi gãi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, người bệnh nên cắt ngắn móng thường xuyên và hạn chế việc tác động vào chỗ ngứa.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, cũng như tránh dùng chung các vật dụng như ga giường, bao gối, khăn hay quần áo.
  • Luôn thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và nhà cửa mỗi ngày.
  • Thường xuyên giặt rửa các vật dụng mà người bệnh tiếp xúc bằng xà phòng, ủi nóng hoặc trụng bằng nước sôi để khử khuẩn nhằm tránh khả năng lây lan cũng như tái phát bệnh.

  Trên đây là các chia sẻ về “Hình ảnh ghẻ phỏng và thuốc bôi trị tại nhà”. Nhìn chung, đây là căn bệnh không khó điều trị, nhưng lại rất dễ tái phát thường xuyên nên cần phải dứt điểm ngay từ đầu.

  Nếu còn có thắc mắc gì về bệnh ghẻ phỏng, mọi người có thể tìm gặp các chuyên gia của chúng tôi qua số HOTLINE bên dưới hoặc nhắn tin vào KHUNG CHAT để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.