Nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì
Nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì? Tình trạng này có thể phát sinh ở bất kể bộ phận nào tại đường tiết niệu như thận, bàng quang hoặc ống niệu đạo. Theo đó, thuốc kháng sinh thường là hướng chỉ định ưu tiên trong điều trị, nhưng cũng tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây ra bệnh lý cũng như mức độ mà bác sĩ sẽ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau.
Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu đơn thuần uống thuốc gì?
Về cơ bản, có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng không có biến chứng gây ảnh hưởng, xảy ra khi người bệnh vô tình phát hiện khi kiểm tra định kỳ. Các loại kháng sinh thường được kê đơn để điều trị ở trường hợp này bao gồm:
- Aminoglycosides
- Cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV.

- Fosfomycin
- Fluoroquinolone: Levofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin…
- Nitrofurantoin
- Trimethoprim (sulfamethoxazole)
Thường thì sau khi dùng thuốc vài ngày sẽ thấy triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng đơn thuần giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên mọi người vẫn cần phải tuân thủ theo như chỉ định là dùng hết thuốc trong khoảng 1 tuần hoặc hơn tuỳ theo liệu trình điều trị đã đưa ra. Đôi lúc bác sĩ có thể kê đơn với đợt điều trị ngắn hơn là khoảng 3 ngày tuỳ theo triệu chứng. Bên cạnh việc kê đơn kháng sinh, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại giảm đau nhằm hạn chế các triệu chứng gây ảnh hưởng trong sinh hoạt, nhưng nên biết là ngay khi dùng kháng sinh thi các cơn đau cũng theo đó mà cải thiện.
Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu điều trị bằng thuốc gì?
Xét theo nguyên tắc, đây là một bệnh nhiễm khuẩn có liên quan đến sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng nơi nhiễm bệnh, hoặc có sự tồn tại của một bệnh nền khác từ đó làm tăng rủi ro trong quá trình điều trị.
Nhìn chung, phương án điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ ở bệnh. Trong đó, kháng sinh với liều dùng phù hợp và khắc phục tình trạng bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu là điều cần thiết. Nếu có thể sẽ bổ sung theo các liệu pháp kết hợp. Tuỳ thuộc vào mức nghiêm trọng mà bệnh nhân có thể được yêu cầu nằm viện theo dõi.
- Áp dụng kháng sinh liều thấp: Với đối tượng bệnh là người trưởng thành thì liệu trình điều trị chưa thể xác định, nhưng có thể dao động từ 1 - 4 tuần dựa trên việc theo dõi triệu chứng lâm sàng. Còn ở trẻ em thì việc điều trị tình huống này kèm sốt nên kéo dài từ 7 - 14 ngày.
- Nếu là nhiễm trùng đường tiểu liên quan đến nguyên nhân quan hệ tình dục thì chỉ sử dụng một liều thuốc duy nhất.

- Nếu là phụ nữ mãn kinh sẽ áp dụng liệu pháp estrogen đường âm đạo.
- Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch.
- Kháng sinh nhóm fluoroquinolon như ciprofloxacin hay levofloxacin thường không được chỉ định dùng trong điều trị trường hợp nhiễm trùng đơn thuần. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng phức tạp và thất bại với cách điều trị thông thường hoặc có thể biến chứng sang nhiễm trùng thận có thể được bác sĩ kê đơn fluoroquinolon khi không còn lựa chọn khác.
Lưu ý trong chăm sóc và sinh hoạt ở người bị nhiễm trùng đường tiểu
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định trong điều trị bằng kháng sinh, người dân đặc biệt là bệnh nhân nữ còn phải lưu ý đến những điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt và thực hiện biện pháp vệ sinh vùng kín phù hợp nhằm mang đến những hỗ trợ trong việc đẩy lùi triệu chứng. Bao gồm:
- Hãy bổ sung nhiều nước, nước sẽ làm nước tiểu loãng ra và đào thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
- Uống nước ép nam việt quất, đây cũng được xem là phương pháp chữa trị và phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu được nhiều chuyên gia khuyên dùng, nhưng tuyệt đối phải ghi nhớ là tránh dùng khi đang điều trị thuốc làm loãng máu như warfarin.

- Tránh các loại thức uống chứa cafein, các loại nước có họ nhà cam, quýt và đồ ăn cay vì chúng có thể gây kích thích và khiến tình trạng buồn tiểu diễn ra nhiều hơn.
- Phải tập thói quen vệ sinh vùng kín mỗi ngày, tránh thụt rửa và dùng các sản phẩm dạng xịt để vệ sinh vùng kín. Hãy thực hiện thao tác vệ sinh vào trước và sau khi quan hệ từ trước ra đằng sau.
- Đối với chị em, luôn phải đi tiểu trước và sau khi quan hệ, để dễ đi tiểu hơn thì nên bổ sung 2 cốc nước sau khi quan hệ.
- Ở thời kỳ hành kinh, nên dùng băng thay vì tampon và thay chúng thường xuyên đặc biệt vào sau khi tắm.
- Đối với các trường hợp dùng phương án tránh thai như bao cao su thì có thể xem xét hình thức khác sau khi trao đổi với bác sĩ.
- Bỏ thói quen nhịn tiểu, mặc đồ bó sát, đồng thời phải thực hiện việc bôi trơn đầy đủ nếu như gặp phải vấn đề về khô âm đạo.
Hy vọng bài viết giúp mọi người có được tham khảo về Nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì và chủ động hơn trong thăm khám và điều trị khi gặp triệu chứng bất thường.
Nếu còn có thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại Nam Việt, có thể gửi thông tin vào TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<