Sờ thấy cổ tử cung có bị sa tử cung không?
“Sờ thấy cổ tử cung có bị sa tử cung không” là câu hỏi của nhiều chị em sau khi sinh nở, đặc biệt là các chị em trải qua nhiều lần sinh thường sẽ không ít lần cảm thấy lo ngại về hiện tượng này.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng sa tử cung, cũng như tìm được hướng cải thiện cho vấn đề đáng quan tâm này, thì hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ từ các chuyên gia phụ khoa của Phòng Khám Nam Việt từ bài viết sau đây.
Sa tử cung là gì?
Tử cung là bộ phận nằm sâu trong ổ bụng, được giữ lại bởi các lớp cơ, vùng đáy của khung xương chậu, thành âm đạo, các dây chằng bên trong bụng và chậu hông.
Khi xảy ra tình trạng bất thường, làm cho các bộ phận cố định hay giữ tử cung bị giãn ra, một khi xuất hiện áp lực lên ổ bụng như khi thở mạnh, ho hoặc rặn, thì tử cung sẽ chịu sự tác động và bị kéo tụt dần xuống gây nên sa tử cung với các mức độ khác nhau.

Đây là một trong bệnh lý phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là các đối tượng đã trải qua sinh nở nhiều lần.
Tuy nhiên, vẫn có nữ giới trẻ xảy ra tình trạng sa tử cung, dù là họ chỉ đẻ ít con nhưng mức độ biểu hiện sa tử cung ở mỗi người là khác nhau.
Biểu hiện của bệnh lý sa tử cung
Khi bị sa tử cung, người bệnh có thể nhận biết thông qua cảm giác đè nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí có thể sờ thấy một khối tròn lồi ra ngay bên ngoài âm đạo.
Thông thường, bệnh lý này được phân chia ra làm 3 mức độ biểu hiện:

- Mức độ 1: Tử cung có xu hướng sa xuống thấp nhưng vẫn chưa đến mức độ nhô ra bên ngoài.
- Mức độ 2: Khi tiến triển dần, người bệnh sẽ nhận thấy có thứ gì đó kẹt lại bên trong vùng kín, đó là do phần thân của tử cung đã lồi hẳn ra ngoài cửa âm đạo.
- Mức độ 3: Đây là mức độ nặng nhất của bệnh. Khi người bệnh cứ duy trì tiếp tục tình trạng sa tử cung lâu ngày, tử cung sẽ lồi thẳng ra ngoài âm đạo và người bệnh có thể sờ thấy rất rõ. Đến mức độ này, người bệnh sẽ rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo, đau kèm theo hiện tượng chảy máu khi giao hợp, táo bón và gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
Điều trị sa tử cung như thế nào?
Sau khi sinh nở nhiều lần, nếu nữ giới cảm thấy lo ngại bản thân gặp phải tình trạng sa tử cung hoặc có triệu chứng biểu hiện của bệnh, tốt nhất là tìm đến sự hỗ trợ của người trong chuyên môn ngay từ sớm.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được cơ sở khám chữa phụ khoa uy tín, vừa đảm bảo tốt công tác bảo mật lại có thể tự do sắp xếp thời gian đến khám mà không phải chờ đợi và xếp hàng đến lượt mình, thì nơi lý tưởng đó chính là phòng khám Đa Khoa Nam Việt của chúng tôi.
Tại đây, chúng tôi không chỉ sở hữu nhiều ưu điểm như trên, mà còn mang đến cho người bệnh nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người, chuyên gia sẽ tư vấn phác đồ điều trị như sau:
- Trường hợp nhẹ: Ở những trường hợp chỉ dừng lại ở mức độ 1 và 2, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính hay không đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật... thì sẽ được tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp bằng thủ thuật nhỏ nhằm mục đích phục hồi chức năng của cơ quan như phục hồi thành âm đạo hay đeo vòng để nâng tử cung lên.

- Trường hợp nặng: Khi tử cung đã bị sa ra quá nặng, thì khả năng phục hồi là rất thấp, nên thường sẽ phải tiến hành cắt bỏ để khắc phục tình trạng này. Các đối tượng xảy ra thường là những người phụ nữ phải lao động hoặc mang vác nặng thường xuyên và quá sớm sau sinh (1 - 2 tháng đầu), khi đó tử cung của họ vẫn còn chưa co lại hoàn toàn, khả năng nâng đỡ của các dây chằng và cơ ở đáy chậu vẫn còn rất yếu từ đó gây ra tình trạng sa tử cung.
Hướng dẫn cách cải thiện sa tử cung tại nhà
Ngoài việc mang đến phương pháp hiệu quả trong điều trị, các chuyên gia cũng nhắc nhở các bà mẹ, đặc biệt là những mẹ có dấu hiệu sa tử cung nhẹ nên lưu ý các điều sau:
- Khi mới sinh xong, các sản phụ tốt hơn hết là nên đi lại nhưng phải thật nhẹ nhàng, như thế sẽ vừa nâng cao được tính co bóp ở tử cung, khiến nó quay về trạng thái ban đầu, vừa giúp tránh được tình trạng bế sản dịch nhằm ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm.
- Sau khi sinh, nữ giới cũng nên bổ sung nhiều rau củ quả để tránh xảy ra tình trạng táo bón. Vì việc dùng sức rặn khi đi ngoài cũng phần nào làm cho tử cung bị rơi ra nhiều hơn.

- Các mẹ cũng nên cho con bú nhiều, vì sữa mẹ sẽ mang lại rất nhiều dưỡng chất tốt cho của trẻ. Bên cạnh đó, hành động này cũng góp phần giúp cho tử cung co bóp nhiều hơn, từ đó hỗ trợ cho quá trình tống sản dịch ra ngoài và làm cho tử cung co rút lại.
- Với trường hợp cảm nhận được dấu hiệu sa âm đạo, nên khám chuyên khoa ngay từ sớm để được can thiệp khi ở mức độ nhẹ, đồng thời nên hạn chế làm việc nặng trong quá trình điều trị.
- Còn khi có nhu cầu mang thai tiếp khi có biểu hiện sa tử cung, thì tuỳ vào mỗi trường hợp cụ thể mà chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên sau khi trải qua thăm khám kỹ càng. Thông thường, với những đối tượng bị sa tử cung ở mức nhẹ, sau khi nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia và tử cung đã co rút lại bình thường thì hoàn toàn có thể sinh con.
Trên đây là những thông tin về “Sờ thấy cổ tử cung có bị sa tử cung không” mà bài viết chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp nữ giới có thêm được sự hỗ trợ khi gặp tình trạng này và tìm được hướng xử trí phù hợp.
Nếu còn thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám tại cơ sở chúng tôi, xin hãy để lại lời nhắn vào hộp thoại KHUNG CHAT hoặc gọi trực tiếp đến HOTLINE hiển thị bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<