Vết thương đóng vảy có mủ chữa như thế nào

Tác giả:
Ngày đăng:
13/5/2022
Danh mục:
Cẩm Nang Sức khỏe

  Vết thương đóng vảy có mủ chữa như thế nào? Hiện tượng đóng vảy là tín hiệu đáng mừng vì nó thể hiện vết thường đang dần lành lại. Tuy nhiên, thời gian này vẫn cần phải sử dụng băng gạc nhằm giúp bảo vệ và phòng ngừa các tác nhân gây ảnh hưởng, đồng thời phải chăm sóc cẩn thận để vết thương phục hồi ổn định và nhanh chóng, tránh bị nhiễm trùng và để lại những vết sẹo làm mất mỹ quan của làn da.

Tìm hiểu về hiện tượng đóng vảy ở vết thương

  Khoảng 2 - 3 ngày kể từ khi máu ngưng chảy, trên bề mặt sẽ hình thành lên một lớp sừng, hay còn được biết đến là hiện tượng đóng vảy. Tuỳ vào các biểu hiện về màu sắc, tính chất của lớp vảy sẽ nói lên các giai đoạn phục hồi cũng như tình trạng của vết thương. Cụ thể:

  1/ Lớp vảy có màu đỏ

  Tình trạng này rất hay đi kèm với triệu chứng ngứa và thường xảy ra vào giai đoạn ban đầu của quá trình lên vảy. Bởi lớp vảy đỏ này vốn được tạo nên bởi kết hợp giữa tiểu cầu và các cục máu đông nhằm bịt kín miệng vết thương và ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra.

  Bởi vậy, đây chính là cơ chế tự làm lành vô cùng thông minh của cơ thể. Chính vì thế mà chúng ta cần phải hết sức cẩn thận và tránh va chạm đến chúng nếu không sẽ làm lớp vảy tróc ra và ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi. Hơn nữa, lớp vảy lúc này khá mỏng manh, việc làm rách chúng cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

  2/ Lớp vảy chuyển sang màu vàng

  Bước sang giai đoạn này cho thấy lớp sừng tại đây đã già và phần da bên dưới vết thương đã gần như liền lại.

  Dù vậy, chúng ta cũng không nên dùng tay cạy đi lớp vảy này mà hãy để chúng tự bong ra. Việc này sẽ giúp vết thương có thêm thời gian hồi phục tốt hơn, lớp da bên dưới khi đã đủ khoẻ thì lớp vảy sẽ tự bong, điều này phần nào cũng giảm thiểu được nguy cơ để lại sẹo xấu.

  3/ Vết thương đóng vảy có mủ

  Trong trường hợp vết thương không diễn biến theo như hai giai đoạn trên, mà ngược lại chuyển sang trạng thái đóng vảy dày kèm theo có mủ hôi, thì rất có thể trong quá trình chăm sóc hoặc thao tác vệ sinh ban đầu đã không cẩn thận khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công vào dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng tại đây.

  Chính vì thế, nhằm tránh những hậu quả có thể xảy ra thì nên nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ từ phía y tế, tránh tự ý dùng thuốc vì nếu thực hiện sai cách sẽ có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Vết thương đóng vảy có mủ chữa như thế nào

  Nhìn chung, tuỳ vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có cách sơ cứu và điều trị khác nhau. Trong trường hợp gây nên do đề kháng kém hoặc dị vật sót bên trong như cát, bụi thì bác sĩ xử lý theo các bước như sau:

  Đầu tiên, sau khi làm sạch tay bằng dung dịch chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mủ bên ngoài bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mủ xung quanh.

  Tiếp đến, bác sĩ sẽ thoa lên bề mặt loại thuốc bôi có thành phần kháng sinh hoặc có thể kết hợp dùng chung với thuốc uống nếu tình trạng thực sự nghiêm trọng nhằm gia tăng hiệu quả, nhưng người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn về cách dùng vì nếu sử dụng quá liều sẽ có thể gây ra phản ứng kháng thuốc.

  Sau cùng, bác sĩ sẽ sử dụng băng gạc dạng xịt nhằm tạo nên lớp bảo vệ tự nhiên ngăn chặn vết thương khỏi vi khuẩn, nếu vết thương to và nghiêm trọng thì có thể sẽ sử dụng băng gạc y tế chuyên dụng để quấn vết thương lại.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương đóng vảy có mủ

  Thông thường, lớp vảy trên miệng vết thương sẽ khô trong khoảng 1- 2 tuần và chúng sẽ tự bong đi. Chúng mang đến tác dụng ngăn cản các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo lớp da bên dưới. Vì thế, người bệnh chỉ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong thao tác tự chăm sóc vết thương hoặc đến khám như chỉ định. Tuyệt đối không tự ý bôi thêm hoặc nạy lớp vảy dù chúng đã khô vì điều này có thể gia tăng nguy cơ để lại sẹo.

  Lúc này, giai đoạn đóng vảy cũng là lúc vết thương của chúng ta âm thầm “kéo da non”, chính vì thế mà đôi lúc sẽ gây nên cảm giác ngứa và hơi sưng nhẹ, nhưng thay vì dùng tay cào gãi xung quanh chỉ để làm giảm cảm giác lại có thể vô tình làm rách lớp vảy ở đây, mọi người có thể trao đổi với bác sĩ về việc kê đơn một số thuốc mỡ lành tính để bôi, chúng sẽ giúp da dịu hơn và giảm hẳn cảm giác khó chịu ở đây đấy.

  Ngoài ra, việc dùng kem trị sẹo và nghệ lúc này cũng là hành vi không khuyến khích. Bởi đây là lúc da mới đang lên và việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm phản tác dụng, thậm chí khiến cho da bị nhiễm trùng, mưng mủ và ngứa nhiều hơn.

  Mong rằng với những chia sẻ trên về bài viết đã giúp giải đáp được câu hỏi của mọi người về Vết thương đóng vảy có mủ chữa như thế nào. Nếu còn có thắc mắc khác, hãy gửi vào hộp thoại KHUNG TƯ VẤN hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.