Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không và Cách chữa trị
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không và Cách chữa trị là một trong các phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các dấu hiệu phiền toái của căn bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm mang lại.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì?
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương cấp hoặc mãn tính do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng hoặc dị ứng. Thông thường, bệnh lý này có thể thuyên giảm sau khi được chăm sóc và sử dụng thuốc cách. Tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời, tổn thương da có thể bị bội nhiễm. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm đề cập đến tình trạng vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do nấm, virus và vi khuẩn – chủ yếu là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
Khác với viêm da tiếp xúc đơn thuần, viêm da tiết xúc bội nhiễm có mức độ nặng và cần được điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu không khắc phục sớm, tác nhân gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cấu trúc da gây viêm mô tế bào và hoại tử
Vì sao lại mắc phải viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da thường gặp, có thể khởi phát ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thương tổn da xuất hiện khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng và dị ứng như phấn hoa, kim loại, hóa chất, nọc độc côn trùng, mủ thực vật, dung môi công nghiệp, mùn cưa,…
Hầu hết, các trường hợp bị viêm da tiếp xúc đều thuyên giảm nhanh sau khi được chăm sóc và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu mắc sai lầm trong quá trình điều trị hoặc chăm sóc đúng cách, tổn thương da có thể tiến triển dai dẳng gây lở loét kéo dài và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Một số các nguyên nhân người bệnh có thể mắc phải như:
Vệ sinh da không đúng cách
Việc vệ sinh kém vệ sinh kém, tác nhân gây nhiễm trùng dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở và gây viêm nhiễm. Vì các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và một số loại nấm dễ dàng xâm nhập khi da có vết xây xước, vi khuẩn,…và gây ra nhiễm trùng.
Chà xát mạnh vào da
Viêm da tiếp xúc thường gây ngứa ngáy, châm chích và nóng rát. Các triệu chứng này kích thích phản ứng cào, gãi và chà xát để giảm ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, các tác động cơ học này có thể khiến da chảy máu, lở loét nặng và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Sức đề kháng suy giảm
Chức năng đề kháng kém khiến tổn thương da chậm lành, lở loét kéo dài và tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nguy cơ bội nhiễm da có xu hướng tăng lên đáng kể khi xảy ra ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị nhiễm HIV hoặc tiểu đường.
Tự ý dùng thuốc
Thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào phạm vi tổn thương, mức độ triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy tiện dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng sử dụng loại thuốc không phù hợp khiến tổn thương da chậm lành, rỉ dịch kéo dài, lở loét và nhiễm trùng.
Thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng/ dị ứng
Chất kích ứng/ dị ứng là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm da tiếp xúc. Vì vậy để điều trị bệnh lý này, cần kết hợp dùng thuốc và cách ly với yếu tố khởi phát. Nếu tiếp xúc với các yếu tố này thường xuyên, da có thể bị tổn thương nặng, lan tỏa và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Cần làm gì để thoát khỏi tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với các bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc bội nhiễm nói riêng. Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống và thuốc bôi có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhằm kiểm soát nhiễm trùng. Sau đó, sẽ chỉ định các loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng cơ năng và thực thể.
Dung dịch khử khuẩn
Các dung dịch khử khuẩn như thuốc tím, xanh methylen,… có tác dụng sát trùng và vô hiệu hóa vi khuẩn ở vùng da bị bội nhiễm. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có hiệu quả ức chế đối với nấm men và virus.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định ở dạng bôi hoặc dạng uống tùy vào mức độ bội nhiễm. Để kiểm soát hoàn toàn nhiễm trùng da, cần sử dụng thuốc đều đặn trong thời gian được bác sĩ chỉ định.
Thuốc giảm đau, chống viêm
Đối với những trường hợp đau nhiều, da phù nề và sưng nóng, có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc chống viêm NSAID. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày để làm giảm triệu chứng tại chỗ và toàn thân do bội nhiễm da gây ra.
Thuốc kháng histamine H1
Khi các mô phục hồi, da có thể bị ngứa ngáy và khó chịu. Trong trường hợp này, có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine H1 như Clorpheniramin, Loratadin, Cetirizin,… để kháng dị ứng và giảm mức độ ngứa.
Thuốc bôi chứa corticoid
Khi nhiễm trùng được kiểm soát hoàn toàn, có thể dùng thuốc bôi chứa corticoid để giảm viêm và ngứa ngáy. Nếu sử dụng trong giai đoạn bị bội nhiễm, bắt buộc phải dùng đồng thời với thuốc kháng sinh.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không và Cách chữa trị là một trong các tình trạng viêm da nghiêm trọng mà người bệnh cần có biện pháp thăm khám và điều trị cụ thể. Nếu còn nhiều thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline hoặc nhấp vào KHUNG CHAT để được các chuyên gia tư vấn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<