Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không

Tác giả:
Ngày đăng:
6/5/2021
Danh mục:
Phòng khám đa khoa

Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không là thắc mắc của nhiều người khi gặp hiện tượng này. Cảm giác vướng ở cổ họng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chứng trào ngược dạ dày, rối loạn cơ xương, viêm nhiễm thực quản tăng bạch cầu,...

CẢM GIÁC VƯỚNG HỌNG LÀ GÌ?

Nhiều người mô tả cảm giác vướng ở cổ họng như bị tắc nghẽn, tương tự như có khối u ở trong họng. Một số người khác lại cảm thấy đau, nhói, áp lực hoặc như có một dị vật đang bị mắc kẹt trong cổ họng của họ.

Vướng ở cổ họng thường không gây đau, nhưng nó có thể làm cho bạn cảm thấy tương đối khó chịu. Cổ họng có cảm giác bị vướng và chứng khó nuốt là 2 bệnh lý khác nhau. Tuy vậy, nhiều người có cảm giác này đều cảm thấy rất khó nuốt. Nguyên nhân vì họ hoảng sợ rằng mình sẽ bị mắc nghẹn khi nuốt thức ăn hay nước uống.

Tình trạng vướng ở cổ họng có thể thuyên giảm sau khi bạn ăn uống, uống rượu. Tuy nhiên sau đó lại quay lại trạng thái ban đầu.

VƯỚNG Ở CỔ HỌNG NHƯNG KHÔNG ĐAU CÓ SAO KHÔNG?

Cảm giác vướng họng thường không do khối u hay dị vật xuất hiện trong cổ họng. Thông thường, cảm giác này có thể xuất phát từ hiện tượng viêm nhiễm nhẹ ở cổ họng hay tại vùng phía sau miệng.

Một số cơ cổ họng cũng như màng nhầy có thể căng ra lúc cổ họng bị khô, dẫn tới cảm giác vướng họng. Một trong những tác nhân thường gặp nhất gây ra khô cổ họng là khi bạn cảm thấy hồi hộp. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể dẫn đến khô họng, khiến người bệnh có cảm giác vướng khi nuốt.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn tới cảm giác vướng ở cổ họng bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD là một dạng trào ngược do axit tồn dư vận động ngược lên ống dẫn thức ăn cũng như cổ họng. Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến cảm giác vướng họng. Bên cạnh đó, GERD cũng có thể dẫn đến co thắt cơ và hình thành cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng.

Sức khỏe tâm lý gặp vấn đề

Ở một số người, rối loạn hồi hộp cũng như trầm cảm có khả năng kích hoạt cảm giác vướng ở cổ họng. Trong không ít trường hợp, hoảng sợ cũng làm cho các khối u tạm thời tạo thành trong cổ họng. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tâm lý, giữ bình tĩnh, không căng thẳng kéo dài.

Rối loạn cơ xương

Những người bị rối loạn cơ xương, chẳng hạn như nhược cơ cũng như loạn dưỡng cơ, có khả năng gặp một số vấn đề liên quan tới cơ cổ họng. biểu hiện thường gặp nhất của trường hợp này là cảm giác vướng ở cổ họng.

Viêm nhiễm thực quản

Là hiện tượng viêm mãn tính trong ống đưa thức ăn, thường do dị ứng gây ra. Đây là bệnh tự miễn mãn tính khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt, dính thức ăn.

Túi thừa Zenker

Túi thừa Zenker là các túi xuất hiện ở vùng hạ họng nằm giữa cơ nhẫn hầu và cơ siết họng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do sự mất điều hòa giữa nhu động đẩy vùng họng và co giãn cơ nhẫn hầu. Để điều trị túi thừa Zenker, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tùy theo kích thước của túi thừa mà áp dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau.

XEM THÊM:

Cổ họng bị sưng 1 bên là bị gì? Cách chữa trị

Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả

Cắt amidan nên ăn trái cây gì và kiêng gì là tốt

LÀM GÌ ĐỂ HẾT VƯỚNG Ở HỌNG?

Để giải quyết tình trạng vướng ở họng, trước tiên bạn cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Các biện pháp phổ biến để điều trị tình trạng vướng ở cổ họng lâu ngày bao gồm:

  • Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: Giúp khắc phục nhanh triệu chứng chảy dịch mũi sau. Giúp thông mũi họng, giảm nhanh triệu chứng vướng, đau rát ở cổ họng.
  • Thuốc kháng axit: Như thuốc chặn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng giúp điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phác đồ hành vi – nhận thức: Điều trị một số vấn đề về tâm lý, tâm trạng. Giúp người bệnh cảm thấy an thần, tĩnh tâm, cảm thấy thoải mái.

Đặc biệt, người bệnh cần đi khám ngay nếu cảm thấy vướng trong cổ họng kèm theo những triệu chứng.

  • Đau rát ở vùng cổ họng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn khan, nôn sau khi ăn
  • Cảm thấy khó khăn khi nhai nuốt
  • Đau lúc nuốt
  • Bị nghẹn lúc nuốt
  • Người yếu ớt, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Trên thực tế, khó có khả năng xác định rõ điều gì dẫn tới vướng ở cổ họng lâu ngày. Bởi thế, chưa có phương thức phòng ngừa trường hợp này hiệu nghiệm.

Phương thức hiệu quả nhất bạn có thể làm là điều dưỡng cổ họng đúng biện pháp, bao gồm:

  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia,...
  • Nghỉ ngơi phù hợp khi bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp…
  • Súc miệng hoặc họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp làm sạch, giảm viêm, kháng khuẩn.

Trên đây là toàn bộ thông tin Vướng ở cổ họng nhưng không đau có sao không mà chúng tôi gửi đến bạn. Mọi câu hỏi cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc điền thông tin vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn miễn phí cùng các bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe! 

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.