Xử lý thai lưu bằng thuốc gì? Có an toàn không?
Xử lý thai lưu bằng thuốc gì? Có an toàn không? Xoay quanh về chủ đề này, nhận định chung của các chuyên gia đều cho rằng, bất kể là xử lý thai lưu bằng thuốc gì hay phương pháp nào khác thì đều phải tiến hành tại cơ sở y khoa và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế mới có thể đảm bảo được sự an toàn. Việc tự ý thực hiện tại nhà sẽ có thể dẫn đến các hậu quả khó lường và biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu về hiện tượng thai lưu và biểu hiện
Thai lưu là tình trạng thai nhi đã chấm dứt sự sống khi vẫn còn trong bụng mẹ. Lúc này, để tránh hiện tượng viêm nhiễm diễn ra thì hình thức xử lý thai lưu phải được tiến hành qua đó nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này của người mẹ.
Hầu hết thời gian đầu khi thai vừa chết lưu, thai phụ sẽ hiếm khi cảm nhận được bởi các dấu hiệu lúc này chưa thực sự rõ ràng, chỉ có khi tiến hành kiểm tra siêu âm mới có thể phát hiện và có kết quả chính xác. Về lý thuyết, thai chết lưu thường sẽ chỉ lưu lại trong tử cung khoảng 48 giờ rồi sẽ bị tự động đào thải ra ngoài. Lúc này, thai phụ mới có được những biểu hiện cụ thể như: bụng nặng, ra máu đen, ngừng tim thai, mất cảm giác buồn nghén…

Thông thường, quá trình thai chết lưu bị đẩy ra ngoài, hay còn được biết đến là sảy thai hoặc sinh thai chết thì sẽ diễn ra tương tự như việc sinh con thông thường. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ có một số triệu chứng khác như:
- Thời gian bị động thai và chuyển dạ để đẩy thai thường lâu hơn.
- Lượng máu ra nhiều hơn, có thể sẽ cần can thiệp y tế để giúp cầm máu hoặc tiếp thêm máu để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ.
- Những cơn co bóp tại tử cung đau hơn mọi lần, chúng sẽ kéo dài mãi cho đến khi cổ tử cung mở ra để thai lọt ra ngoài.
Xử lý thai lưu bằng thuốc gì?
Thai chết lưu ngay khi được phát hiện, điều tất yếu chính là tìm cách đào thải ra ngoài càng sớm càng tốt, việc giữ thai đã chết lưu quá lâu trong người sẽ chỉ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho bản thân người mẹ.
Thường thì cơ thể người mẹ sẽ có khả năng tự đào thải thai lưu sau 2 ngày. Việc chuyển dạ và tự đào thải theo hướng tự nhiên bao giờ cũng được khuyến khích hơn, thế nên chuyên gia cũng sẽ xem xét và chờ đợi một thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không thể chuyển dạ sau 2 tuần thai chết lưu, chuyên gia y tế sẽ kiến nghị việc can thiệp bằng thuốc kích thích hoặc thủ thuật tuỳ vào tình trạng thai và lựa chọn của người bệnh.

Việc kích thích tử cung để cơ quan này co bóp liên tục và xuất hiện các cơn gò nhằm đẩy thai nhi ra ngoài được biết đến với tên gọi là khởi phát chuyển dạ, phương pháp này được chỉ định khi thai nhi hoặc người mẹ sẽ phải đối mặt với các nguy hiểm nếu thai tiếp tục nằm trong bụng mẹ.
Ở hình thức này, chuyên gia có thể can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa hoặc dùng thuốc. Với trường hợp dùng thuốc, Prostaglandin sẽ được áp dụng tại chỗ nhằm giúp thai phụ chuyển dạ bằng cách đặt vào âm đạo hoặc ngậm dưới lưỡi. Hoạt chất này sẽ có công dụng giúp cổ tử cung mềm ra và giúp hiện tượng diễn ra sớm hơn về dễ dàng hơn. Loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay đó chính là misoprostol.
Xử lý thai lưu bằng thuốc có an toàn không?
Hướng xử lý thai lưu bằng thuốc có thể diễn ra theo 2 cách là uống trực tiếp hoặc đặt vào âm đạo. Liều tham khảo đối với hướng đặt âm đạo sẽ là 50mcg/ lần cách nhau 3 giờ, nhưng tối đa là 6 liều hoặc là dùng với 25mcg/ lần mỗi 3 giờ với liều tối đa là 8 lần. Còn với đường uống thì cứ mỗi 4 giờ sẽ sử dụng 50mcg.
Nhìn chung, việc áp dụng phương thức này để chuyển dạ sinh thai chết lưu nếu được giám sát bởi chuyên viên y tế tại cơ sở chuyên khoa uy tín, chẳng hạn như Nam Việt thì sẽ không nguy hiểm gì đến sức khoẻ thai phụ. Bởi hơn hết, nguy hiểm nhất vẫn là trường hợp thai chết lưu, khi thai phụ không hề phát hiện thai chết lưu và cũng không có dấu hiệu muốn chuyển dạ, nếu lúc này không thể loại bỏ sớm thì sẽ có nguy cơ khiến thai phụ bị viêm nhiễm hoặc rối loạn đông máu đe dọa đến mạng sống của người mẹ.
Mặt khác, trường hợp thai lưu và bị vỡ ối cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào màng ối và đi vào dạ con gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Ngoài các tác động đến sức khoẻ, thể chất, việc thai chết lưu và quá trình loại bỏ chúng còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của người mẹ và gia đình, nhất là với những cặp đôi khó mang thai. Vì thế, việc chăm sóc chu đáo tại cơ sở y tế chất lượng và sự động viên hết mình của gia đình lúc này sẽ là những yếu tố giúp cho mẹ được tốt hơn trong quá trình hồi phục.
Hy vọng những thông tin về bài viết trên đã phần nào giải đáp được các vấn đề của mọi người về Xử lý thai lưu bằng thuốc gì? Có an toàn không.
Nếu còn có thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại cơ sở, mọi người vui lòng gửi tin nhắn vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<