Bệnh hậu sản là gì? 6 vấn đề hậu sản cần chú ý
Bệnh hậu sản là gì? 6 vấn đề hậu sản cần chú ý chính là nỗi niềm thầm kín của không ít chị em sau sinh. Trước niềm vui được làm mẹ, nhưng cũng đồng thời chị em phụ nữ phải trải qua cuộc vượt cạn đầy khó nhọc và còn có những ảnh hưởng nhất định đối với thể chất gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết sau nhé!
Bệnh hậu sản sau sinh là gì?
Bệnh hậu sản thường bắt đầu từ giai đoạn kể từ ngày sinh 6 tuần. Nguyên nhân là do khi mang thai, bộ phận sinh dục của nữ giới phát triển để thích nghi với việc có thêm em bé. Và sau khi sinh con vú vẫn phát triển để nuôi con bú, còn các cơ quan khác bắt đầu hồi phục lại bình thường như trước sinh. Trong giai đoạn này, các mẹ bỉm rất dễ mắc phải các bệnh hậu sản mà lí do có thể kể đến như:
Thai phụ không được chăm sóc tốt trong thời gian mang thai, dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, thể lực kém.
Trước khi sinh, thai phụ thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh và kiệt sức.

Stress trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, dần khiến tâm lý, sức khỏe của người mẹ bỉm bị suy giảm nghiêm trọng mà ít người phát hiện được.
Không kiêng cữ sau sinh nỡ cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bỉm mắc bệnh hậu sản sau sinh. Bởi các cơ quan sinh dục của phụ nữ sau khi sinh cần khoảng 6 tuần để có thể hồi phục lại bình thường như trước sinh. Nên trong thời gian này rất quan trọng, nếu không kiêng cữ tốt trong thói quan sinh hoạt và gần gũi vợ chồng quá sớm sẽ rất dễ gây thương tổn bộ phận sinh dục khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
6 vấn đề hậu sản cần chú ý
Dưới đây là một số bệnh hậu sản thường gặp sau sinh:
Cơn đau tử cung: Do trong tử cung vẫn còn sản dịch, máu cục,… nên tử cung thỉnh thoảng sẽ có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa này ra bên ngoài. Với những chị em con so thường ít gặp hơn vì chất lượng tử cung còn tốt.
Băng huyết: Băng huyết sau khi sinh (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) là tai biến hậu sản khoa nguy hiểm có thể gây tử vong cho sản phụ. Dấu hiệu nhận biết chính là tình trạng chảy máu nhiều kéo dài nhiều ngày sau khi sinh, choáng, xanh nhợt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước,…Nguyên nhân có thể là do đờ tử cung, rách đường sinh dục hoặc sót rau,…
Nhiễm khuẩn hậu sản: Đây là một tai biến bệnh hậu sản ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý tốt. Các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E. Coli, Clostridium, Bacteroides,… đều là những tác nhân có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản sau sinh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể sản phụ qua dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai, những người xung quanh,…

Sản dịch: Sản dịch là tình trạng dịch tử cung và đường sinh dục đào thải ra ngoài trong những ngày đầu sau sinh. Sản dịch gồm máu loãng đỏ sẫm, máu cục, sau dần chỉ còn dịch trắng chứa bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Tình trạng này thường diễn ra trong khoản 2 – 3 tuần và dần hết sau đó. Sản dịch bình thường sản không có mùi hôi. Nhưng nếu ra nhiều có mùi hôi và kéo dài, kèm huyết đỏ sẫm tái lại. Sản phụ đừng nên chủ quan, mà hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lí tránh nguy hiểm.
Tiền sản giật sau sinh: Đây vấn đề hậu sản hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra và cần chú ý. Khi sản phụ tăng protein niệu và huyết áp xuất hiện ngay sau sinh, tiền sản giật hậu sản sẽ xảy ra trong vòng 48 giờ, nhưng cũng có trường hợp muộn hơn đến 6 tuần sau sinh. Khi bệnh chứng tiền sản giật sau sinh, sản phụ thường sẽ có những triệu chứng như: tăng huyết áp, đạm niệu, có thể kèm theo chóng mặt, đau thượng vị, tiểu ít, phù, nhức đầu, hoa mắt, tăng cân nhanh.
Lúc này sản phụ cần phải được bác sĩ lập tức tiến hành công tác xử lý ngay lập tức, nếu không bệnh có thể chuyển biến thành nguy hiểm như:
_ Khiến não, gan và thận tổn thương vĩnh viễn. Thậm chí thể gây tử vong.
_ Phù phổi, tích nước trong phổi, nguy hiểm tính mạng người bệnh.
_ Thuyên tắc mạch, gây hoại tử các cơ quan.
Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh: Nguyên nhân chính là do bộ phận sinh dục nữ giới có niệu đạo ngắn, gần hậu môn. Nên khi sinh nở và chăm sóc sau sinh không đúng cách, vi khuẩn rất dễ xâm nhập gây bệnh. Trong một số trường hợp, vi khuẩn còn có thể di chuyển đến thận, gây viêm thận.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, sản phụ thường có các triệu chứng như buồn tiểu nhiều lần, tiểu đau buốt, nước tiểu bị đổi màu, ngứa rát vùng kín, đau âm ỉ vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, ớn lạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc Bệnh hậu sản là gì? 6 vấn đề hậu sản cần chú ý. Hy vọng đã cung cấp đến Bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để được trao đổi thêm với bác sĩ Phòng khám Đa khoa Nam Việt về các vấn đề sức khỏe sản phụ khoa. Đừng ngần ngại hãy gọi đến HOTLINE hoặc nhấp vào KHUNG TƯ VẤN để được tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.
https://suckhoedoisong24h.webflow.io/
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<