Bụng dưới căng tức, khó chịu là bị gì? Cách chữa trị
Bụng dưới căng tức, khó chịu là bị gì? Cách chữa trị như thế nào ắt hẳn là một trăn trở mà nhiều người thường đặt ra, đặc biệt là ở các chị em phụ nữ. Họ lo lắng rằng các cơn đau bụng dưới có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý liên quan đến sinh sản và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai cũng như sức khỏe sau này. Vậy tình trạng này rốt cuộc là như thế nào? Liệu chúng có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì hay không? Làm thế nào để khắc phục và cải thiện chúng một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết bên dưới.
Tìm hiểu về tình trạng căng tức, khó chịu ở bụng dưới
Ngay trong cơ thể của chị em, một trong những nơi quan trọng nhất cần phải lưu ý chính là vùng bụng dưới. Đây không chỉ là nơi chứa các cơ quan sinh sản của nữ giới mà còn là nơi chứa đựng hệ thống có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường nhật của chúng ta như hệ tiêu hóa bao gồm một phần ruột non, ruột già và đường tiết niệu.

Tình trạng khó chịu tại nơi đây cũng có rất nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ là cảm giác đau quặn hoặc âm ỉ kéo dài tại vị trí rốn. Về mức độ và tính chất thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân, thường thì các đối tượng bệnh khi thực hiện hành động gập người hoặc xiết tay ôm bụng hay cả hai thì cơn đau sẽ có xu hướng giảm đi, nhưng cũng có một số trường hợp khi thực hiện các tư thế trên thì lại không có hiệu quả.
Bụng dưới căng tức, khó chịu là bị gì?
Tình trạng này có thể đến từ một hoặc nhiều nguyên nhân. Và để có thể cải thiện và khắc phục chúng hiệu quả thì chị em cũng cần phải nhận biết và phân biệt xem biểu hiện này đến từ sinh lý hay bệnh lý. Cụ thể:
⊗ Do rụng trứng
Nếu như hiện tượng này diễn ra khi chị em đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, thì điều này là hết sức bình thường nên không cần phải quá lo ngại bởi các cơn khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất sau đó.
⊗ Viêm ruột thừa

Nếu cơn đau âm ỉ này nằm tại vị trí bụng dưới ở phía bên phải, đi kèm còn có các biểu hiện buồn nôn, sốt hoặc tiêu chảy thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm ruột thừa.
⊗ Hội chứng tiền kinh nguyệt
Với những đối tượng đang trải qua thời kỳ này, thì khi sắp đến thời điểm có kinh nguyệt sẽ dẫn đến các biểu hiện nhất định gây nên do sự thay đổi ở hóc môn, chúng không chỉ gây ra các cơn đau bụng dưới mà còn có thể khiến cho bạn bị nổi mụn trứng cá, nhức đầu hoặc thậm chí trở nên tính khí thất thường.
⊗ Chửa ngoài dạ con
Nếu cơn đau bụng dưới đi cùng với tình trạng trễ kinh, thì các chị em nên hết sức lưu tâm vì đây có thể là biểu hiện của tình trạng thai ngoài tử cung. Chúng có thể kéo theo một số triệu chứng khác như chóng mặt buồn nôn, đau vùng chậu, vùng kín ra máu nâu đen với lượng ít khi chưa đến kỳ kinh… khi đó chị em cần phải nhanh chóng được hỗ trợ y tế ngay vì chúng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.
⊗ U xơ tử cung
Đây là một dạng bệnh lành tính và gặp nhiều các chị em từ 30 - 40 tuổi. Việc các khối u này phát triển sẽ tạo lên áp lực tại thành tử cung từ đó gây ra tình trạng đau ở lưng, ở bụng dưới và rối loạn kinh nguyệt.
⊗ U nang buồng trứng
Tình trạng này bắt nguồn từ việc các tế bào, hóc môn trong buồng trứng trở nên bất thường và phát triển quá mức cơ thể cho phép. Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng dưới kéo dài kèm theo tình trạng giảm cân đột ngột.
⊗ Nhiễm trùng đường tiểu

Khi bị vi khuẩn xâm nhập, biểu hiện rõ nhất chính là tình trạng tiểu đau, tiểu buốt và đau ở vùng bụng dưới. Việc này cần phải nhanh chóng khắc phục nhằm tránh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng dưới còn có thể gây nên bởi các vấn đề khác như sẹo sau khi làm thủ thuật, bệnh sa tạn hoặc mắc phải bệnh lây qua đường tình dục. Và để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác thì việc đầu tiên mà chị em nên làm chính là đi thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả và phòng tránh các biến chứng theo sau.
Cách chữa trị khi bụng dưới căng tức, khó chịu
Trên thực tế, rất nhiều chị em thường gặp vấn đề không nhỏ trong việc nhận biết tình trạng đau bụng dưới gây nên do sinh lý hay do bệnh lý.
Nếu cơn đau bụng dưới bắt nguồn từ vấn đề sinh lý, chị em có thể tiến hành dùng một cốc trà gừng hoặc mật ong ấm để xoa dịu cơn đau. Song song đó, việc tạm ngưng các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống nước đá, dùng các món ăn kích thích trong thời gian nên được tiến hành ngay, đồng thời kết hợp với việc tập luyện hợp lý qua đó giúp hạn chế cũng như giảm thiểu được cơn đau.
Trong trường hợp bạn quá đau và không thể làm rõ được nguyên nhân, thì giải pháp mà đa số người đều lựa chọn lúc này chính là sử dụng thuốc giảm đau, ngoài ra số khác còn có thể dùng thuốc điều chỉnh nội tiết hoặc kháng sinh tùy vào suy đoán về tình trạng. Tuy nhiên, việc tùy ý sử dụng thuốc cũng sẽ có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.

Do đó, chúng tôi vẫn kiến nghị chị em nên chủ động đi khám sớm khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu không khỏe, quan trọng là nên đến những cơ sở y khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo được hiệu quả điều trị như Nam Việt, tại đây tùy vào từng nguyên nhân mà chuyên gia sẽ hướng dẫn các hướng hỗ trợ, qua đó giúp điều trị và khắc phục được tình trạng căng tức, khó chịu ở bụng dưới một cách nhanh chóng.
Phía trên là những chia sẻ về Bụng dưới căng tức, khó chịu là bị gì? Cách chữa trị, hy vọng sẽ giúp mọi người có được cái nhìn cận cảnh hơn về tình trạng này và có được hướng xử lý sớm nhất. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng nhắn tin vào KHUNG CHAT hoặc gọi đến HOTLINE để được hỗ trợ nhanh chóng.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<