Vết thương lâu lành, có mủ thì phải làm sao

Tác giả:
Ngày đăng:
7/5/2022
Danh mục:
Cẩm Nang Sức khỏe

  Vết thương lâu lành, có mủ thì phải làm sao? Khi rơi vào hoàn cảnh bị thương và nơi đây xảy ra tình trạng sưng, lên mủ và lâu lành, chúng chính là biểu hiện cho thấy vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng, nếu tiếp tục để lâu mà không tìm cách xử lý thì sẽ dẫn đến hoại tử và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Vậy để có được cách khắc phục hiệu quả thì mời mọi người cùng theo dõi các chia sẻ sau đây.

Quá trình phục hồi của vết thương diễn ra như thế nào?

  Bình thường, khi cơ thể chúng ta xuất hiện vết thương thì cơ chế tự làm lành bên trong sẽ tự động kích hoạt. Đây là một quá trình xảy ra khá phức tạp, bắt đầu từ giai đoạn viêm, tiếp đến là bước qua thời kỳ tăng sinh của các sợi collagen bên trong giúp miệng vết thương tự khép lại, sau cùng giai đoạn tạo sẹo do có nhiều collagen được tạo nên hơn nhằm giúp gia tố lại phần da tổn thương.

  Trong quá trình này, hiện tượng mưng mủ và sưng lên chính là hai biểu hiện rõ rệt nhất cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng dẫn đến việc lâu lành. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng sẽ diễn ra theo những biểu hiện sau:

  Đầu tiên là bị sưng. Dấu hiệu này cũng rất thường gặp khi vừa mới bị thương. Tuy nhiên, nếu như không may bị nhiễm trùng thì biểu hiện này sẽ tiếp tục kéo dài khoảng 4 - 6 ngày sau đó.

  Tiếp đến là tụ mủ và đây cũng là biểu hiện rõ nhất cho thấy rằng người bệnh đã bị nhiễm trùng ở vết thương. Với dịch mủ có màu vàng, đặc hoặc đóng cục và có mùi hôi tích tụ tại miệng vết thương kéo dài kể từ sau khi bị thương khoảng 3 - 4 ngày.

  Bên cạnh đó, thay vì cảm giác đỡ đau do hồi phục, cơn đau lại có xu hướng gia tăng. Đi kèm còn có thể phát sinh hiện tượng mệt và sốt nhẹ hoặc nặng dựa trên mức độ nhiễm trùng và nghiêm trọng của vết thương.

Vết thương lâu lành, có mủ gây nên ảnh hưởng gì?

  Về cơ bản, nếu như tình trạng nhiễm trùng diễn ra khiến vết thương lâu lành, có mủ thì không nên để chúng tiếp tục kéo dài, vì nếu không sẽ có thể để lại sẹo là chí ít, ngoài ra còn có thể gặp các biến chứng khác và nghiêm trọng nhất có thể kể đến là tử vong.

  Nhìn chung, các biến chứng đến từ việc nhiễm trùng có thể diễn biến từ cục bộ lan sang khắp cơ thể.

  Nếu xét về biến chứng cục bộ nghiêm trọng nhất, hiện tượng này sẽ làm cho việc phục hồi vết thương bị trì trệ, lâu lành và đi kèm sẽ luôn là các cơn đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường và đi lại của người bệnh.

  Về biến chứng lan rộng đến toàn thân, có thể kể đến như viêm mô tế bào ảnh hưởng đến các lớp da hoặc bên dưới da, viêm tuỷ xương, hoại tử và tiến triển sang biến chứng nhiễm trùng huyết do sự hiện diện của vi khuẩn trong máu dẫn đến viêm toàn thân.

Vết thương lâu lành, có mủ thì phải làm sao

  Khi vết thương lâu lành và xuất hiện tình trạng có mủ, đồng nghĩa là vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng và cần phải đi khám để khắc phục hiệu quả.

  Thông thường, người bệnh sẽ được nhân viên y tế tiến hành xử lý lại vết thương và được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc kem bôi. Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc ở phạm vi rộng, bác sĩ có thể buộc phải chỉ định kháng sinh đường truyền hoặc tiến hành phẫu thuật.

  Đối với các trường hợp có vết thương hở to, bẩn thì người bệnh cần phải đến tái khám định kỳ để xử lý. Còn đối với vết thương nhỏ, sạch thì nếu không quá nghiêm trọng, chẳng hạn như trầy xước, vết cắt thì có thể xử lý tại nhà dựa trên hướng dẫn từ phía bác sĩ, bắt đầu từ bước làm sạch và khử khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Tiếp đến là loại bỏ cát bụi và các mảng vụn bằng bông gòn đã xịt dung dịch khử khuẩn.

  Nên lưu ý, các sản phẩm có tính sát khuẩn mạnh như oxy già không nên sử dụng thường xuyên vì chúng có thể làm giảm tiến độ làm lành thương tổn. Có thể thay thế bằng các sản phẩm như betadin, povidine 10% hoặc dung dịch chuyên dụng rửa vết thương. Nguyên tắc thực hiện là từ trung tâm tiến dần vùng ngoài, từ trên xuống dưới, từ nơi gọn gàng đến nơi tổn hại nhiều nhất, cứ thao tác đến phạm vi ngoài vết thương khoảng bán kính 5cm hoặc tối thiểu là thêm 2,5cm tính từ mép băng gạc.

  Nếu là vết thương nhỏ và không có máu chảy, người bệnh không nhất thiết phải băng lại. Trong trường hợp ngược lại, người bệnh phải thay băng tối thiểu 1 lần/ ngày hoặc ngay khi nhận thấy vết thương bị ẩm hoặc chảy dịch ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hồi phục cũng nên hạn chế các thao tác gãi, chà xát vào vết thương để tránh ảnh hưởng đến việc đóng vảy cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người có được hướng khắc phục cho vấn đề Vết thương lâu lành, có mủ thì phải làm sao. Nếu còn có thắc mắc nào khác, có thể để lại câu hỏi ở KHUNG TƯ VẤN hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

⭐ Quy Trình ❤️ Ưu điểm
⭐ Chi phí khám ❤️ Có nhiều ưu đãi giảm giá
⭐ Tư vấn, đặt hẹn online ❤️ Đơn giản, miễn phí và nhanh chống
⭐ Trang thiết bị ❤️ Sạch sẽ hiện đại, vệ sinh
⭐ Thông tin ❤️ Bảo mật tuyệt đối
Chú ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám chúng tôi. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028 7307 0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.